Mách bạn kinh nghiệm chọn mua gạch xây nhà bền đẹp, đảm bảo chất lượng

Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà ở, bạn cần phải chọn lựa và mua gạch xây nhà sao cho phù hợp với phong cách kiến trúc của gia đình mình. Bài viết sau sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mua gạch xây nhà, giúp bạn có được những lựa chọn tốt nhất.

Gợi ý một số kinh nghiệm mua gạch xây nhà mà gia đình cần biết

Việc chọn mua loại gạch phù hợp với cấu trúc căn nhà là bước quan trọng đầu tiên giúp căn nhà của bạn có được một nền móng vững chắc, ít bị tác động bởi những yếu tố môi trường trong quá trình sử dụng lâu dài. Muốn xây dựng một ngôi nhà kiên cố, phù hợp với điều kiện tài chính và đúng với bản thiết kế, các gia đình nên tham khảo thêm một số kinh nghiệm mua gạch xây nhà dưới đây.

Tìm hiểu các loại gạch xây nhà phổ biến được sử dụng cho xây dựng nhà ở

Gạch dùng để xây nhà thường được sử dụng nhất ở Việt Nam là gạch đất sét nung được làm từ nguyên liệu chính là đất sét, có màu đỏ sẫm và thường có những đặc tính như chịu lực tốt, nhẹ và chống thấm tương đối.

Gạch đất sét nung gồm một số loại mà bạn có thể lựa chọn như gạch đặc, gạch thông tâm (gạch 2 lỗ) và gạch rỗng 6 lỗ. Mỗi loại gạch lại có những đặc tính, ưu và nhược điểm khác nhau để xây dựng phù hợp với những vị trí khác nhau.

Mách bạn kinh nghiệm chọn mua gạch xây nhà bền đẹp, đảm bảo chất lượng - Ảnh 1.

Nguồn: shutterstock

Ngoài loại gạch này, bạn còn có thể chọn các loại khác dưới đây tùy theo nhu cầu và tài chính của mình:

- Gạch không nung (gạch bê tông) là loại gạch xây dựng có trọng lượng nặng, có thành phần chủ yếu là bê tông, được đổ thành khuôn và phơi khô trong môi trường tự nhiên (không qua nung). Loại gạch này có trọng lượng rất nặng nên thường được dùng ở những vị trí móng.

- Gạch cốt liệu tái chế (RCA) có thành phần chính là đá mạt, xi măng, phế thải xây dựng/nông nghiệp,... Với đặc tính chịu lực tốt và cứng rắn, loại gạch này thường được sử dụng để xây dựng lối vào, hành lang hoặc sân trong cho các khu nhà.

- Gạch nhẹ chưng áp (AAC) là một loại gạch siêu nhẹ, kết cấu bê tông với đa số các bọt khí nhỏ. Do đó, loại gạch này được sử dụng trong các công trình nhà ở cao tầng, làm giảm trọng lượng các tầng trên lên móng nhà.

Mách bạn kinh nghiệm chọn mua gạch xây nhà bền đẹp, đảm bảo chất lượng - Ảnh 2.

Nguồn: shutterstock

Chọn gạch dựa trên kết cấu của căn nhà

Khi xây dựng một ngôi nhà, gạch chủ yếu sẽ dùng để xây các phần tường và móng của công trình. Việc chọn mua gạch sẽ phụ thuộc vào bề dày, kích thước và hình thức kết cấu của tường ngôi nhà. Do đó, trong thiết kế, dù nhà lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần chuẩn bị thật kĩ, tính toán loại gạch phù hợp để xây dựng.

- Nếu là kết cấu tường đơn (dày 105mm, dùng trong công trình xây dựng nhà ở thông dụng: nhà cấp 4, nhà chung cư, hoặc tường bên trong căn nhà), loại gạch mà các gia đình có thể sử dụng là gạch đặc, gạch 4 lỗ và gạch bê tông.

- Nếu là kết cấu tường đôi (dày 220mm, dùng trong công trình nhà hai tầng hoặc nhà ở chống nóng, chống thấm cao), gia đình nên kết hợp với các loại gạch chống nóng, chống thấm nước hiệu quả như gạch 2 lỗ, gạch rỗng 4 lỗ và gạch rỗng 6 lỗ.

- Với kết cấu tường ba gạch (dày 335mm, kết cấu của nhà ở hơn 3 tầng hoặc xây tường cho móng nhà) thì bạn nên dùng các loại gạch có khối lượng nhẹ, chịu lực cao như gạch ACC, gạch bê tông bọt và gạch đặc.

- Với kết cấu tường bốn gạch (dày 450mm, kế cấu của móng), bạn nên mua các loại gạch chịu lực, chống ẩm cao, ví dụ như gạch không nung và gạch cốt liệu tái chế.

Mách bạn kinh nghiệm chọn mua gạch xây nhà bền đẹp, đảm bảo chất lượng - Ảnh 3.

Nguồn: shutterstock

Chọn đặc tính của gạch phù hợp với công trình

Quy cách và cấu tạo của 1 viên gạch xây dựng tiêu chuẩn ở nước ta như sau:

- Kích thước: 220x105x55mm

- Cân nặng: 2,5 - 3kg/viên

- Cường độ chịu lực ép ( Mac) của viên gạch máy R = 75:200 kg/cm2

- Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công : R = 35:75 kg/cm2

- Mác của gạch ( cường độ chịu lực) có các loại : 30, 50, 75, 100, 150, 200

Khi xây nhà, bạn cần chú ý chiều dài của tường tốt nhất bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1:1,2cm. Như thế sẽ giảm được số lượng chặt gạch (đặc biệt là các đoạn tường hẹp <= 1,2m).

Ngoài ra, vì tường xây phải có đủ độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng (như sàn, mái, tải trọng bản thân,…) và tải trọng ngang (lực gió, lực chấn động) nên việc lựa chọn đặc tính gạch là vô cùng quan trọng khi xây dựng nhà ở.

Mách bạn kinh nghiệm chọn mua gạch xây nhà bền đẹp, đảm bảo chất lượng - Ảnh 4.

Nguồn: shutterstock

Tham khảo bảng giá gạch xây dựng mới nhất 2021

Dưới đây là bảng giá tham khảo của một số loại gạch xây dựng hiện có trên thị trường:

Sản phẩm

Quy cách (mm)

Đơn giá (VNĐ/viên)

Gạch đặc Tuynel

205x98x55

980

Gạch cốt liệu tái chế

220x105x60

510

Gạch đặc cốt liệu

220x105x60

780

Gạch lỗ cốt liệu

220x105x60

780

Gạch đặc Thạch Bàn

205x98x55

1.750

Gạch Tuynel 2 lỗ

205x98x55

990

Gạch đặc không trát 2 lỗ

210x100x60

2.900

Gạch đặc không trát 2 lỗ sẫm

210x100x60

6.200

Gạch đặc không trát xám

210x100x60

4.100

Gạch đặc không trát sẫm

210x100x60

6.200

Gạch đặc không trát khổ lớn

300x150x70

26.500

Gạch đặc không trát 3 lỗ

210x100x60

5.600

Gạch đặc không trát 11 lỗ xám

210x100x60

3.300

Gạch đặc không trát 11 lỗ sẫm

210x100x60

6.200

Gạch 6 lỗ vuông

220x150x105

3.500

Gạch 6 lỗ tròn

220x150x105

3.600

Gạch lát nền giả cổ

300x150x50

14.500

Gạch 2 lỗ không trát Viglacera

220x110x60

7.800

Gạch 3 lỗ không trát Viglacera

220x110x60

14.300

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.