Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình

Khi bắt đầu xây dựng và thiết kế không gian nội thất, nhiều gia đình thường phân vân giữa việc xây nhà gác lửng hoặc thêm một tầng nữa cho căn nhà. Bài viết sau sẽ giúp bạn có thêm thông tin để trả lời câu hỏi “Có nên xây nhà gác lửng hay không?”.

Có nên xây nhà gác lửng hay không? Nên xây nhà gác lửng hay 2 tầng?

Hiện nay, có nhiều kiểu thiết kế không gian nhà ở hiện đại mà bạn có thể lựa chọn, trong đó có xây nhà gác lửng và xây nhà nhiều tầng. Dù lựa chọn theo cách nào thì thiết kế đều cần đảm bảo sự hài hòa với kiến trúc của toàn bộ căn nhà. Để giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý và trả lời cho câu hỏi "có nên xây nhà gác lửng hay không?", dưới đây sẽ là một số ưu, nhược điểm của hai kiểu thiết kế này:

Ưu, nhược điểm khi xây nhà gác lửng

Xây nhà gác lửng là lựa chọn hoàn hảo dành cho những gia đình cần thêm không gian sống nhưng không có nhu cầu xây thêm tầng lầu hoặc hạn chế về mặt tài chính. Dưới đây sẽ là một số ưu, nhược điểm của việc xây nhà gác lửng mà bạn có thể tham khảo:  

Ưu điểm khi xây gác lửng

Khi xây nhà gác lửng bạn sẽ nhận thấy những ưu điểm như:

- Thêm diện tích sử dụng: Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho, bạn cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.

- Tăng thêm sự thuận tiện cho người dùng: Tùy vào quy định của từng địa phương mà nhà không được xây vượt quá số tầng nhất định gây phá vỡ quy hoạch. Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng thì bạn cũng có thể dùng tầng lửng. 

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

- Thuận tiện cho các gia đình làm ăn, kinh doanh, buôn bán tại nhà: Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. 

- Tiết kiệm được chi phí xây dựng: Nếu bạn vừa muốn xây nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí, vừa muốn ở rộng không gian thì việc xây tầng lửng là điều cần thiết.

Nhược điểm của việc thiết kế tầng lửng

Ngoài những ưu điểm trên, xây nhà gác lửng cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần biết như: 

- Bố trí các thiết bị chiếu sáng khó khăn: Việc bố trí đèn điện tại khu vực gác lửng có chút khó khăn do độ cao của tầng gác lửng bị giới hạn. Ngoài ra, gác lửng sẽ không thể lắp đặt hệ thống đèn chùm để trang trí, chiếu sáng vì không phù hợp với chiều cao, dễ va phải người.

- Rất khó để trang trí không gian gác lửng hợp lý: Do không gian tương đối hẹp và thấp nên việc trang trí gác lửng như thế nào mới hợp lý tương đối khó khăn và bất tiện.

Ưu, nhược điểm khi xây nhà 2 tầng

Ngoài việc lựa chọn xây nhà gác lửng cho căn nhà, bạn cũng có thể chọn xây nhà 2 tầng để tăng diện tích và phân chia nhiều không gian chức năng cho gia đình.

Ưu điểm của xây nhà 2 tầng

Có rất nhiều ưu điểm khi bạn xây nhà 2 tầng như:

- Tiết kiệm diện tích xây nhà: Khi xây nhà 2 tầng, diện tích để xây nhà không cần quá lớn mà vẫn đảm bảo thiết kế được đầy đủ các phòng chức năng mong muốn. 

- Đảm bảo được sự riêng tư: Khác với gác lửng, việc xây nhà 2 tầng tách biệt một cách rõ ràng không gian tầng dưới và tầng trên. Ở tầng dưới sẽ không thể nhìn lên trên tầng hai và ngược lại.

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

- Dễ dàng trang trí, lựa chọn các thiết bị chiếu sáng và đồ gia dụng: Do chiều cao của tầng 2 tương đương tầng 1 nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thoải mái các đồ gia dụng cũng như lắp đặt đèn chùm trong nhà.

Nhược điểm của việc xây nhà 2 tầng

Bên cạnh đó, việc xây nhà 2 tầng cũng có những nhược điểm như:

- Chi phí xây dựng cao: Nhà hai tầng có chi phí xây dựng cao hơn khoảng 50% so với nhà một tầng cùng kích thước.

- Tốn nhiều thời gian thiết kế và xây dựng: Thiết kế nhà 2 tầng thường phức tạp hơn nhiều so với nhà 1 tầng nên thời gian thi công, hoàn thành thường lâu hơn nhiều. 

Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, tiện nghi cho gia đình

Xây dựng một ngôi nhà có gác lửng cũng cần có sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần phải có kinh nghiệm thiết kế tầng lửng và kế hoạch thi công chi tiết để hạn chế những vấn đề có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công căn nhà.

Mục đích sử dụng của gác lửng

Khi không gian sống tương đối hẹp và nhỏ, bạn có thể thiết kế gác lửng thành nhiều mục đích khác nhau như:

- Gác lửng thành phòng khách: Trong những ngôi nhà chật hẹp, nếu bạn muốn có riêng một không gian phòng khách sang trọng, riêng tư và không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác thì có thể sử dụng gác lửng để làm phòng tiếp khách.

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 3.

Nguồn: istockphoto

- Gác lửng thành phòng làm việc, phòng đọc: Với một ngôi nhà nhỏ, thông thường bạn sẽ kết hợp không gian học tập, làm việc chung với phòng ngủ. Tuy nhiên cách này sẽ hiệu quả làm việc không cao và còn ảnh hưởng đến hoạt động nghỉ ngơi của người khác, nhất là khi phòng có hai người trở lên. Vì vậy, bố trí phòng làm việc trên gác lửng sẽ là lựa chọn hợp lý, giúp bạn giảm sự phiền nhiễu và có một không gian riêng để tập trung và mang lại hiệu quả cao.

- Gác lửng thành phòng ngủ: Phòng ngủ trên gác lửng là kiểu thiết kế rất phổ biến trong những phòng trọ, nhà chung cư. Tuy nhiên, do gác lửng là không gian mở nên để đảm bảo sự riêng tư cho hoạt động nghỉ ngơi, các gia đình thường sử dụng tấm rèm để che chắn và tạo ra sự riêng tư cho căn phòng ngủ.

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 4.

Nguồn: istockphoto

Vị trí đặt, xây gác lửng trong nhà

Có khá nhiều vị trí đặt, xây gác lửng trong nhà mà bạn có thể tham khảo như: 

- Gác lửng phía sau: Loại này thường phổ biến trong những công trình nhà phố, liên kế, với đặc điểm là kết nối mặt tường phía trong cùng ngôi nhà, có thể có thể quan sát tầng trệt, phòng khách một cách rõ ràng.

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 5.

Nguồn: istockphoto

- Gác lửng phía trước: Loại này được xây ngay ở gần cửa chính. Đối với kiểu gác lửng ở vị trí này thường thì ở trên không gian phòng khách và làm không gian này trở nên thấp hơn.

- Gác lửng bên hông: Đây là một vị trí đặt gác lửng khá phổ biến, tuy nhiên điều kiện là ngôi nhà phải đủ rộng mới thiết kế được kiểu này, nếu không thì diện tích gác lửng sẽ rất nhỏ. Nếu là ngôi nhà ống dài hẹp thì khó thiết kế gác lửng bên hông kiểu này.

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 6.

Nguồn: istockphoto

Thông số kỹ thuật cần có của căn gác lửng đạt tiêu chuẩn

Khi xây nhà gác lửng, bạn cần chú ý những nội dung dưới đây:

- Độ cao các tầng lửng thường từ 2,5 - 2,8m. Nếu bạn thiết kế thấp hơn mức này sẽ tạo cảm giác bí bách, tù túng.

- Tầng gác lửng phải có chiều cao từ 4,5 – 5m

- Diện tích bao phủ thường chiếm 2/3 diện tích của một tầng

- Tổng diện tích của gác lửng không được quá 80% tầng trệt

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 7.

Nguồn: istockphoto

Ngoài ra, diện tích và chiều cao tầng lửng cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng và kiến trúc ngôi nhà nhưng cần tuân theo những quy định chung để đảm bảo sự cân đối và an toàn.

Chọn vật liệu phù hợp để làm gác lửng

Vật liệu làm gác lửng trên thị trường hiện nay khá đa dạng như gỗ, ván gỗ công nghiệp, ván nhựa chịu lực, tấm ván xi măng,… Dưới đây sẽ là một số loại vật liệu lót sàn phổ biến trên thị trường mà bạn có thể tham khảo:

- Ván nhựa chịu lực: được sử dụng rất phổ biến trong thi công gác lửng nhờ có tính thẩm mĩ cao, trọng lượng nhẹ, dễ dàng gia công và vận chuyển, chịu lực tốt, chịu nước, chống mối mọt, chống trơn trượt, chống ồn,... Giá thành của ván nhựa chịu lực thường từ 160.000 - 170.000VNĐ/m2.

Có nên xây nhà gác lửng không? Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp, hiện đại cho gia đình - Ảnh 8.

Nguồn: istockphoto

- Ván gỗ Laminate: hay còn được gọi là ván gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 4 lớp dày dặn, có giá thành rẻ, dễ thi công, cách âm tốt, chống mối mọt, có tính năng chống trầy xước và chịu mài mòn bề mặt ở mức độ nhất định. Giá thành của loại ván này sẽ khoảng 180.000 - 185.000VNĐ/m2.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.