Tags

trần thạch cao

Tìm theo ngày
Trần thạch cao: Kết cấu, ưu điểm và các loại trần thạch cao phổ biến nhất hiện nay

Trần thạch cao: Kết cấu, ưu điểm và các loại trần thạch cao phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, thạch cao là một trong những vật liệu an toàn được ứng dụng phổ biến cho việc thi công và thiết kế trần nhà hoặc ốp lát vách.

Một số quan điểm cho rằng loại vật liệu này đã trở nên lỗi thời, nhưng trên thực tế các mẫu trần thạch cao vẫn sở hữu một vẻ đẹp đặc trưng và ấn tượng.

Việc sử dụng trần thạch cao sẽ giúp không gian ngôi nhà trở nên trang nhã, sang trọng và mang lại cảm giác cổ điển khác với hầu hết các vật liệu hiện đại.

Chính vì vậy, trần thạch cao đã và đang ngày càng được nhiều gia đình quan tâm và sử dụng để trang trí không gian và nâng cao giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà.

Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình, bạn có thể tham khảo những thông tin tổng quan về trần thạch cao sau đây:

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là loại trần được thi công bằng cách sử dụng các tấm thạch cao và cố định chúng trên một hệ khung xương chuyên dụng có liên kết vào kết cấu chính của tầng trên.

Tại Việt Nam, trần thạch cao còn có một tên gọi khác là “trần giả”, do lớp trần này thường được thiết kế bên dưới lớp trần nhà gốc và có vai trò như một “vỏ bọc” có thể dễ dàng thay thế và sửa chữa, giúp bảo vệ bề mặt trần nhà nguyên thuỷ.

Kết cấu của trần thạch cao

Các lớp vật liệu chính cấu tạo nên trần thạch cao gồm có: hệ khung xương, tấm thạch cao, sơn bả matit và một số vật liệu hỗ trợ khác tùy vào quá trình thi công (tender, vít, đinh, ty ren,...).

Trong đó, các loại khung xương được làm từ thạch cao có công dụng làm hệ thống trụ chính, là nơi để gắn các tấm thạch cao đảm bảo độ bền và vững chắc, tăng tính chịu lực và giúp công trình có tuổi thọ lâu hơn.

Các tấm trần thạch cao được sử dụng để tạo bề mặt phẳng cho trần nhà và được liên kết trực tiếp với hệ khung bằng các loại vít chuyên dụng.

Cuối cùng, lớp sơn bả sẽ giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần, đảm bảo tính thẩm mỹ cho thiết kế.

Ưu điểm của trần thạch cao

Bên cạnh việc được cấu tạo từ những vật liệu vững chắc, trần thạch cao còn được biết đến với các ưu điểm nổi bật như sau:

Khả năng ứng dụng và độ bền cao

Vật liệu thạch cao có thể dễ dàng được gia công thành nhiều loại kết cấu khác nhau. Loại vật liệu này có thể tạo nên bề mặt trần nhà cực kỳ mịn với các kiểu kết cấu phong phú, đa dạng từ hình dạng đơn giản đến phức tạp.

Ngoài ra, các loại trần thạch cao còn có khả năng giữ được hình dạng và ngày càng vững chắc hơn theo thời gian.

Điều này đã khiến trần thạch cao trở thành giải pháp hoàn hảo vừa giữ được các chi tiết thiết kế vừa đảm bảo độ bền.

Chất liệu nhẹ - dễ thi công

Các loại trần thạch cao thường có trọng lượng tương đối nhẹ giúp quá trình vận chuyển và lắp đặt trở nên dễ dàng hơn. Một số mẫu trần thạch cao cơ bản không yêu cầu đội ngũ thi công chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng cho gia chủ.

Giá trị thẩm mỹ

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hầu hết những người sử dụng trần thạch cao đều đánh giá cao tính thẩm mỹ của kiểu thiết kế trần nhà này.

Sau khi hoàn thiện quá trình thi công, kết cấu của trần thạch cao sẽ hoàn toàn liền mạch và không có mối nối hoặc khe hở nào giữa các tấm thạch cao.

Bề mặt nhẵn của trần thạch cao cũng giúp khi sơn trần có màu sắc đồng đều hơn. Nếu sử dụng các loại sơn dễ lau chùi, việc vệ sinh hoặc chỉnh sửa khi sơn cũng dễ dàng hơn.

Phân biệt các loại trần thạch cao

Sau khi tìm hiểu về kết cấu và ưu điểm của trần thạch cao, bạn có thể tham khảo một số loại trần thạch cao phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, để tìm được mẫu trần phù hợp với phong cách thiết kế và không gian nhà ở của mình nhất.

Trần thạch cao nổi

Quá trình thi công trần thạch cao nổi (trần thả) được thực hiện bằng cách thả từng tấm thạch cao có kích thước tương xứng với khung định hình từ trên xuống để tạo bề mặt bằng phẳng cho trần nhà.

Đối với kiểu khung định hình chữ L, bạn có thể cân nhắc sử dụng các vật liệu như nhôm hoặc kẽm.

Trong trường hợp sử dụng khung xương bằng nhôm sáng bóng, bạn sẽ không cần phải bổ sung thêm bước dán chỉ trang trí bên dưới để che khung định hình.

Ưu điểm của loại trần thạch cao nổi chính là việc tháo lắp đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng, có thể di chuyển các tấm thạch cao để sửa chữa đường dây điện.

Trần thạch cao chìm

So với các loại trần truyền thống, trần thạch cao chìm được xem là loại trần có mang lại giá trị thẩm mỹ vượt trội cho không gian căn phòng.

Khi ứng dụng kiểu thiết kế này, cấu tạo khung xương sẽ được nằm bên trong tấm thạch cao, từ đó mang lại một bề mặt trần nhẵn mịn và tạo hiệu ứng không gian đẹp mắt hơn.

Tuy nhiên, khác với trần nổi, loại trần thạch cao chìm khi bị hư hỏng không thể gỡ bỏ và thay thế từng tấm thạch cao bị hư mà phải sửa lại toàn bộ kết cấu.

Trần thạch cao giật cấp

Một trong những loại trần thạch cao chìm phổ biến nhất chính là trần thạch cao giật cấp.

Kiểu trần nhà này cũng sử dụng khung xương chìm nhưng khác biệt ở chỗ các bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau, từ đó tạo thành các mặt phẳng riêng biệt trên trần nhà.

Đây là kiểu trần thạch cao khá độc đáo, thích hợp cho những ngôi nhà có cấu trúc trần đặc biệt, đa tầng và phong cách thiết kế hiện đại.

Trần thạch cao cách âm

Thông thường, các loại trần thạch cao đều có khả năng cách âm tương đối tốt. Tuy nhiên, đối với sản phẩm trần thạch cao cách âm, khả năng cách âm sẽ cao hơn gấp 1,5 lần so với các mẫu trần truyền thống.

Do được cấu tạo từ những vật liệu cách âm cao cấp như bông thủy tinh, tấm Polystyrene, cao su non,…

Trần thạch cao cách âm là giải pháp chống ồn hiệu quả, ngăn cách đường truyền âm thanh, đảm bảo không gian riêng tư yên tĩnh cho mọi gia đình.

Không chỉ được sử dụng cho các công trình nhà ở, loại trần thạch cao cách âm này còn được ứng dụng trong việc thi công - thiết kế nhà máy, xí nghiệp, văn phòng họp, phòng karaoke,…

Cập nhật giá trần thạch cao trọn gói thi công

Tùy vào từng kết cấu, kiểu dáng và kiến trúc không gian nhà mà các loại trần thạch cao sẽ có giá thi công khác nhau. Dưới đây là mức giá chi tiết của các gói thi công trần thạch cao cơ bản nhất:

- Giá thi công khung xương thường của trần thạch cao phẳng, giật cấp là 130.000 đồng.

- Giá thi công khung xương cao cấp của trần thạch cao phẳng, giật cấp là 145.000 đồng.

- Giá thi công khung xương thường của trần thạch cao tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, kích thước 60x60cm là 130.000 đồng.

- Giá thi công khung xương cao cấp của trần thạch cao tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, kích thước 60x60cm là 140.000 đồng.

- Giá thi công khung xương thường của trần thạch cao chống nước, tấm thả thạch cao UCO dày 4mm, kích thước 60x60cm là 145.000 đồng.

- Giá thi công khung xương cao cấp của trần thạch cao chống nước, tấm thả thạch cao UCO dày 4mm, kích thước 60x60cm là 155.000 đồng.

Đây là mức giá thi công cho phần thô (chưa bao gồm lớp sơn bả cho trần chìm) được áp dụng cho quá trình thi công với diện tích tối thiểu là 30m2. Đối với các công trình nhỏ hơn 30m2 sẽ có mức giá trần thạch cao được thỏa thuận dựa theo điều kiện thực tế.

Ngoài những thông tin tổng quan về trần thạch cao trên đây, bạn cũng có thể cập nhật và theo dõi các bài viết có liên quan đến sản phẩm trần thạch cao để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích cho việc trang trí và thiết kế không gian của các công trình nhà ở, chung cư và văn phòng.