Tuy nhiên tình hình chăn nuôi của người dân còn gặp nhiêu khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, số lượng gia súc bị chết tại một số tỉnh miền núi phía Bắc: Điện Biên 2.308 con; Cao Bằng 1.590 con; Yên Bái 1.264 con; Lào Cai 1.022 con; Lạng Sơn 301 con; Hà Giang 273 con.
Một số tỉnh có mức giảm tổng đàn lợn cao: Huế giảm 16,1%; Trà Vinh giảm 15,4%; Vĩnh Long giảm 15,1%; Hà Tĩnh giảm 11,3%; Hòa Bình giảm 10,9%.
Đàn trâu cả nước tháng 3 ước tính giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, đàn bò tăng 2,8%. Chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn do giá thịt lợn hơi giảm từ thời điểm sau Tết Nguyên đán, người nuôi không có lãi nên quy mô đàn giảm mạnh. Đàn lợn cả nước tháng Ba giảm khoảng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình kinh tế trong quý I năm 2018 và sáng 29/03/2018. Ảnh: Hương Nguyễn |
Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do dịch bệnh được kiểm soát, giá bán ổn định, ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng Ba tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng quý I/2018 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò hơi xuất chuồng tăng 3,2%; thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng 6,8%; riêng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm 1,2%. Tính đến ngày 25/3/2018, cả nước không còn dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng.
Tính đến trung tuần tháng 3, người dân cả nước đã gieo trồng được 3.063,2 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 99,4% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Các địa phương phía Bắc đạt 1.091,2 nghìn ha, bằng 97,9%; các địa phương phía Nam đạt 1.972,0 nghìn ha, bằng 100,2%.
Ảnh: Báo chính phủ |
Việc gieo cấy lúa đông xuân tại các địa phương phía Bắc cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn một phần nhỏ diện tích ở khu vực miền núi phía Bắc do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đầu vụ nên đang tiếp tục được gieo cấy.
Tại các địa phương phía Nam, diện tích gieo trồng lúa đông xuân vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay đạt 1.573,7 nghìn ha, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước do bà con nông dân lo ngại nắng hạn và xâm nhập mặn tại vùng cuối nguồn nước ngọt nên không xuống giống, trong đó Kiên Giang giảm 8,8 nghìn ha và Bến Tre giảm 2 nghìn ha.
Tính đến thời điểm hiện tại, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 681,6 nghìn ha lúa đông xuân cho thu hoạch, chiếm 43,3% diện tích xuống giống và chỉ bằng 72,9% cùng kỳ năm 2017 do lịch thời vụ năm nay được bố trí chậm hơn năm trước và ảnh hưởng của mưa lũ, triều cường khiến thời gian xuống giống kéo dài.
Nhìn chung sản lượng lúa đông xuân toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt gần 10,3 triệu tấn, tăng 388,8 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, năng suất ước tính đạt 65,3 tạ/ha, tăng 2,7 tạ/ha.
Cũng đến thời điểm trên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản hoàn tất thu hoạch lúa vụ mùa 2017-2018. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, diện tích gieo trồng toàn vùng đạt 197,3 nghìn ha, tăng 9,3 nghìn ha so với vụ lúa mùa trước, năng suất ước tính đạt 46,1 tạ/ha, tăng 7,4 tạ/ha, sản lượng đạt 909,6 nghìn tấn, tăng 182,8 nghìn tấn.
Ảnh: Internet |
Vụ lúa mùa năm nay tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt khá so với vụ lúa mùa năm trước do trong năm nước trên thượng nguồn đổ về sớm hơn, cùng với mưa nhiều làm tăng trữ lượng nước ngọt nên bà con nông dân chủ động tăng diện tích gieo sạ lúa mùa, trong khi đó vụ mùa năm trước lại chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và mưa trái vụ làm thiệt hại đến sản xuất.
Tính đến giữa tháng Ba, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 321,1 nghìn ha ngô, bằng 94,1% cùng kỳ năm trước, 66,8 nghìn ha khoai lang, bằng 101,4%, 108,8 nghìn ha lạc, bằng 102,5%, 13,3 nghìn ha đỗ tương, bằng 53,4%, 526,1 nghìn ha rau đậu, bằng 99%.
Mặc dù diện tích gieo trồng rau đậu giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng do thời tiết thuận lợi, sản lượng rau thu hoạch cao, vượt quá nhu cầu tiêu thụ, dẫn đến nhiều loại rau củ bị tồn đọng, giá rất thấp, gây thiệt hại cho người trồng.
Ngành nông nghiệp tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng của quý I các năm 2011-2017, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, cho thấy xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả, ngoài ra các ngành khác như lâm nghiệp, ngành thủ sản cũng tăng đáng kể cụ thể:
Ngành lâm nghiệp tăng 5,03%, do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm.
Ngành thủy sản tăng 4,76%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Ngành thủy sản tăng 4,76%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, đóng góp 0,12 điểm phần trăm. Ảnh: Internet |
Tốc độ tăng trưởng quý I của ngành nông nghiệp qua các năm lần lượt là: năm 2011 tăng 3,65%, năm 2012 tăng 2,66%, năm 2013 tăng 2,01%, năm 2014 tăng 2,03%, năm 2015 tăng 1,58%, năm 2016 giảm 2,69%, năm 2017 tăng 1,38%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,34%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,26%, khu vực dịch vụ chiếm 43,77%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,63% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 11,19%, 34,14%, 43,92%, 10,75%).