389 công dân Trung Quốc đã góp mặt vào danh sách tỉ phú thế giới năm 2020 của Forbes, tăng 65 người từ con số 324 của năm ngoái và phá kỉ lục năm 2018 với 372 tỉ phú. Mặc dù "đế chế Trung Quốc" vẫn đang phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các tỉ phú của nước này có thể tự hào về khối tài sản tập thể lên đến 1.200 tỉ USD, tăng từ 982 tỉ USD so với một năm trước.
Mỗi người giàu nhất Trung Quốc có tài sản trung bình 3,1 tỉ USD, tăng so với 3 tỉ USD vào năm 2019.
Thống kê này không bao gồm các tỉ phú từ Hong Kong và Macao.
Top 10 người giàu nhất Trung Quốc có tổng tài sản 224 tỉ USD, giảm từ mức 234,8 tỉ USD một năm trước.
Người bị dịch Covid-19 cướp tài sản nhiều nhất (tính theo đồng đô la) là người từng giàu nhất nước, Vương Kiện Lâm. Ông Lâm chỉ kiếm được 8,6 tỉ USD trong năm qua, khi đế chế bất động sản của ông suy giảm và chuỗi rạp chiếu phim cũng trải qua một cuộc suy thoái mạnh mẽ bởi đối mặt với virus corona.
Vị tỉ phú từng muốn mua lại công viên giải trí của Disney tại Trung Quốc, giờ đã nằm ngoài top 10, với giá trị ròng 14 tỉ USD.
Nhà chăn nuôi heo giàu nhất Trung Quốc, Tần Anh Lâm, đã có khối tài sản tăng vọt 14,2 tỉ USD trong năm qua, khi cổ phiếu của Công ty Thực phẩm Mộc Viên niêm yết ở Thâm Quyến của ông tăng gần gấp 3 lần, nhờ giá thịt heo đội nốc trong đợt dịch tả heo châu Phi.
Vợ của ông, bà Tiền Dĩnh, là người mới trong danh sách tỉ phú Trung Quốc, với khối tài sản trị giá 1,4 tỉ USD.
Những gương mặt mới đáng chú ý khác bao gồm Larry Trần Hướng Đông, người đứng sau nền tảng giáo dục GSX Techedu, cung cấp dạy kèm sau giờ học trực tuyến cho sinh viên. Cổ phiếu của công ty này tăng gấp 4 lần kể từ khi IPO vào tháng 6/2019, nhờ tầng lớp trung lưu đang gia tăng của Trung Quốc, và nhu cầu giáo dục trực tuyến tăng lên trong cuộc khủng hoảng virus corona.
Tổng cộng, có 80 đại gia Trung Quốc, trong đó 77 người là tỉ phú tự lập, lần đầu xuất hiện trong danh sách giàu nhất thế giới của Forbes năm 2020.
Trong Top 10 tỉ phú giàu nhất đất nước tỉ dân, ông chủ Alibaba vẫn dẫn đầu. Những người giàu nhất Trung Quốc đại lục kinh doanh đa dạng, từ vực thương mại điện tử, truyền thông, bất động sản, logistic...
Nhà đồng sáng lập của Alibaba, Jack Ma, không nằm ngoài dự đoán, là người giàu nhất Trung Quốc với giá trị tài sản ròng 38,8 tỉ USD. Cựu giáo viên tiếng Anh đã từ chức chủ tịch của gã khổng lồ thương mại điện tử vào tháng 9/2019, để tập trung hơn vào hoạt động từ thiện.
Vào tháng 3, Quỹ Jack Ma tuyên bố sẽ tặng một triệu khẩu trang và 500.000 bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 cho Mỹ. Tổ chức này cũng đã quyên góp vật tư y tế cho châu Âu và châu Phi.
Đáng nói, số tiền trên, Forbes đã không gộp cổ phần của Jack Ma trong công ty fintech Ant Financial và công ty giải trí Hoa Nghị Huynh Đệ và Bắc Kinh Enlight Media.
Còn được gọi là Pony Ma, đồng sáng lập Tencent vào năm 1998. Danh mục đầu tư của Tencent bao gồm ứng dụng nhắn tin WeChat, nhà phát triển trò chơi Liên minh huyền thoại Riot Games và các cổ phần trong Spotify và Snap.
Vào tháng 2, công ty niêm yết ở Hong Kong đã công bố một quỹ trị giá 210 triệu USD để hỗ trợ các nỗ lực chống lại Sars-CoV-2 tại Trung Quốc. Tập đoàn này đã hứa chi 100 triệu USD khác, để giúp quốc tế chống lại virus.
Từ một cựu kĩ thuật viên nhà máy thép, ông Hứa nay làm Chủ tịch Tập đoàn Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc.
Ngoài bất động sản, ông còn tuyên bố đầu tư ba năm trị giá 6,4 tỉ USD vào xe điện vào tháng 11/2019.
Năm 1968, Hà Hưởng Kiện đã dẫn đầu một nhóm gồm 23 công nhân từ tỉnh Quảng Đông để thành lập một xưởng sản xuất nắp cho nồi cơm điện. Công ty này cuối cùng đã trở thành Midea Group, hiện là một trong những nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới.
Vào tháng 1/2020, công ty đã tặng các sản phẩm như máy điều hòa không khí, máy nước nóng, máy giặt và máy sấy cho các bệnh viện Vũ Hán chiến đấu với Covid-19.
Dương Huệ Nghiên sở hữu 57%, và đồng Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà phát triển bất động sản Country Garden, được niêm yết tại Hong Kong.
Vào tháng 2, Country Garden đã thiết lập các trạm dịch vụ thực phẩm tự động ở Vũ Hán, nhằm cung cấp những bữa ăn mà máy móc đặt thức ăn lên đĩa không có sự tiếp xúc của con người. Các bữa ăn này dùng để phục vụ nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.
Tần Anh Lâm có bằng chăn nuôi từ Đại học Nông nghiệp Hà Nam, bắt đầu kinh doanh chăn nuôi heo với vợ Tiền Dĩnh, chỉ với 22 con heo vào năm 1992.
Đến nay, Công ty Thực phẩm Mộc Viên của ông là công ty hàng đầu trong thị trường thịt heo lớn nhất thế giới, sản xuất hơn 10 triệu con heo năm 2019.
Tỉ phú game và tnternet đầu tiên của Trung Quốc, ông Đinh, thành lập Công ty game Netease vào năm 1997. Công ty đã sản xuất một số game PC chạy lâu nhất của Trung Quốc và hợp tác với Blizzard Entertainment để vận hành các game như World of Warcraft và Diablo tại Trung Quốc.
Tốt nghiệp Đại học Wisconsin, Trịnh Hoàng bắt đầu sự nghiệp của mình tại Google trước khi trở về Trung Quốc, và sáng lập hãng bán lẻ trực tuyến giảm giá Pinduoduo trong năm 2015.
Trong tháng 2, nền tảng thương mại điện tử phổ biến đã phát động một chương trình cho phép người tiêu dùng thành thị mua sản phẩm từ nông dân trực tuyến trong giai đoạn phong toả. Công ty cũng tận dụng mạng lưới của mình để cung cấp và quyên góp hơn một triệu khẩu trang, 30 tấn chất khử trùng cho các thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, nơi tâm chấn của đại dịch.
Trương Nghĩa Minh điều hành một trong những kỉ lân có giá trị nhất thế giới, ByteDance, lần đầu tiên thành danh với nền tảng tổng hợp tin tức Toutiao.
ByteDance đã gây bão trên toàn thế giới với việc tạo ra ứng dụng video di động TikTok, phổ biến với thanh thiếu niên Mỹ. Công ty mẹ hiện có giá trị 75 tỉ USD.
Vương Vĩ giữ ghê Chủ tịch tại S.F. holding, được xem là FedEx của Trung Quốc.
Vào tháng 2, công ty chuyển phát bưu kiện này đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái để gửi vật tư y tế đến các bệnh viện Vũ Hán. Những chiếc máy bay có tầm hoạt động gần 18km và có thể mang tới gần 10 kg hàng hoá.