Jack Ma sinh năm 1964 tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông bắt đầu với nghề giáo viên dạy tiếng Anh và từng nhiều lần bị từ chối nhận khi xin việc. Năm 1999, ông thành lập Alibaba Group và hiện là công ty thương mại điện tử hàng đầu, đồng thời là một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới. Hiện nay Jack Ma đang là tỷ phú giàu thứ 2 tại Trung Quốc, sếp sau tỷ phú Mã Hóa Đằng với giá trị tài sản lên tới 41.8 tỷ USD.
Mã Hóa Đằng, hay còn gọi là Pony Ma người đang nắm giữ vị trí tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và đứng thứ 17 thế giới. |
Mã Hóa Đằng sinh năm 1971 tại Sán Đầu, Quảng Đông, hiện là Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Tencent, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên toàn quốc, đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Là con trai của một quản lý bến cảng, Mã Hóa Đằng từng theo ngành khoa học máy tính tại Đại học Thâm Quyến. Cùng với 4 bạn học, năm 1998, ông thành lập Tencent và hiện là chủ tịch kiêm CEO của công ty. Tencent hiện là một trong những công ty internet lớn nhất thế giới, sở hữu mạng xã hội WeChat nhiều người dùng nhất Trung Quốc. Công ty này cũng cung cấp nhiều dịch vụ như thanh toán, thương mại điện tử, games…
Ông có biệt danh "Pony" (ngựa con), để phân biệt với Jack Ma - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba, bởi cả hai đều mang họ Ma (Mã). Trái ngược với phong cách của Jack Ma, "Pony" Ma đặc biệt ngại tiếp xúc với báo giới, hiếm khi trả lời phỏng vấn.
Trong mấy năm gần đây, "Pony" Ma và Jack Ma thay nhau nắm giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc. Không giống với tính cách trầm lắng của nhà sáng lập Tencent, ông chủ Alibaba sôi nổi, hay nói và thường xuyên trả lời phỏng vấn báo chí bằng tiếng Anh.
Pony Ma hiện nắm cổ phần 8,6% trong Tencent. Giá cổ phiếu công ty và khối tài sản ròng cá nhân của ông Ma cùng tăng gấp hơn hai lần trong vòng một năm trở lại đây.
Năm ngoái, ông đã cam kết tài trợ hơn 2 tỷ USD cho hoạt động từ thiện ở Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế và giáo dục. Ông hiện còn giữ cương vị đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Ông chủ Tencent từng cam kết tài trợ hơn 2 tỷ USD cho hoạt động từ thiện ở Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế và giáo dục.
Có người nói thành công của ông Mã Hóa Đằng ngày hôm nay chính là sự hậu thuẫn của chính phủ, mặt khác thân thiết với chính phủ chính là một trong số nhiều chiến lược phát triển của ông.
Sau khi chịu sức ép chặn hoặc xóa tất cả các bài viết có tính chống đối nhà nước từ chính phủ, năm 2011 Tencent đã cùng với 38 công ty công nghệ khác ký một cam kết tăng cường khả năng tự quản lý, tự kiểm soát nội dung.
Sự kiện này đã giúp ông Mã Hóa Đằng nhận ra nếu muốn phát triển ở Trung Quốc nhất định cần phải: hung hăng, sẵn sàng sao chép và thân thiết với chính phủ.
Sai lầm của Jack Ma: Từng nghi ngờ khả năng của nhân viên
Thành công trong kinh doanh, Jack Ma có rất nhiều phát ngôn đáng chú ý, bên cạnh đó ông cũng mắc phải sai lầm khi ... |
Jack Ma 'tôi không muốn chết ở văn phòng'
Jack Ma, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, người khiến cả thế giới nể phục bởi ý chí, tài năng và đầu óc ... |
Đế chế Alibaba và tham vọng 'đánh chiếm' thế giới của tỷ phú Jack Ma
Đế chế Alibaba của Jack Ma đang phát triển vượt bậc và trên con đường sánh ngang với những tên tuổi lớn như Amazon hay ... |