Jack Ma mang 500.000 kit xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang đến Mỹ giúp ngăn ngừa đại dịch Covid-19

Jack Ma, đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba, cho biết tổ chức từ thiện của ông đang vận chuyển 1 triệu chiếc khẩu trang cùng 500.000 bộ kit xét nghiệm sang Mỹ, nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng chống lại sự lan rộng của virus Covid-19 của chính phủ Mỹ.
Jack Ma ủng hộ 500.000 kit xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang giúp Mỹ ngăn ngừa đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân viên đang bốc các lô hàng thiết bị bảo hộ trong đợt quyên góp của tổ chức từ thiện do Jack Ma đứng đầu. (Nguồn: SCMP).

Lần ủng hộ này của tỉ phú Jack Ma, đồng sáng lập nền tảng thương mại điện tử Alibaba và chủ sở hữu tờ South China Morning Post (SCMP), là hành động cứu trợ đầu tiên của các doanh nhân Trung Quốc đến Mỹ.

Tổ chức từ thiện của Jack Ma đang tiến hành vận chuyển 500.000 bộ kit xét nghiệm và 1 triệu chiếc khẩu trang y tế sang Mỹ, dự kiến sẽ cập bến vào tuần sau. Cơ quan thụ hưởng đợt quyên góp này sẽ là Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC).

Động thái này được đưa ra bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang nhận nhiều chỉ trích về cách đã xử lí dịch Covid-19 của mình tại Mỹ.

Virus Covid-19, lần đầu tiên xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019, nay đã lan rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, ở Mỹ đã có 1.681 ca dương tính với chủng virus corona mới với khoảng 50 trường hợp tử vong.

"Dựa trên kinh nghiệm chống lây nhiễm virus vừa qua của chúng tôi, tốc độ xét nghiệm nhanh, kết quả chính xác và cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế là tối quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh lan rộng", tỉ phú Jack Ma trong một bài viết trên trang Weibo của ông.

"Chúng tôi hi vọng khoản đóng góp này sẽ giúp được nhiều người Mỹ", ông nói thêm.

Các lô cứu tợ khẩu trang y tế và bộ kit xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất sẽ được bàn giao cho CDC khi được chuyển đến vào tuần tới.

Jack Ma ủng hộ 500.000 kit xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang giúp Mỹ ngăn ngừa đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự cuộc họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, ngày 29/6/2019. Căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. (Nguồn: CNBC).

Cử chỉ thân thiện này được đưa ra trong bối cảnh cạnh tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đã trải qua gần hai năm gây không ít áp lực lên phần còn lại của thế giới.

Căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã dẫn đến những hành động đáp trả "ăn miếng trả miếng", các lệnh cấm  và các qui định hạn chế về công nghệ và tiền tệ liên tiếp được đưa ra.

Thậm chí, hai phía còn dấy lên tranh cãi nguồn gốc xuất hiện của virus Covid-19, đã lây nhiễm cho hơn 150.000 người ở hơn 100 khu vực lãnh thổ và quốc gia trên thế giới.

Huawei Technologies, công ty sở hữu thị phần lớn nhất thế giới về thiết bị viễn thông 5G, đã bị chính phủ Mỹ cấm làm ăn với các nhà cung cấp thiết bị công nghệ tại quốc gia này.

Ngay cả "đứa con tinh thần" của Jack Ma, Alibaba cũng đã bị giám sát do nghi ngờ có gian lận.

Jack Ma ủng hộ 500.000 kit xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang giúp Mỹ ngăn ngừa đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Tỉ phú Jack Ma và Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, sau cuộc họp ngày 9/1/2017 tại tòa tháp Trump Tower, New York trước khi ông nhậm chức. (Nguồn: AFP).

Thành phố New York và tiểu bang New York cho biết vào cuối tháng 2 rằng họ đang phát triển bộ kit xét nghiệm của riêng mình, trong bối cảnh thiếu hụt ở quốc gia đã từ chối phần lớn khả năng được kiểm tra mầm bệnh.

Trước đó, hai tổ chức thiện của tỉ phú Jack Ma và Alibaba đã ủng hộ và vận chuyển 1,8 triệu khẩu tran và 100.000 bộ kit xét nghiệm đến Ý, Tây Ban Nha và các quốc gia châu Âu khác.

Trung Quốc được mệnh danh là có khả năng sản xuất gấp đôi mọi mặt hàng từ quần áo, đồ chơi đến linh kiện điện tử so với sản lượng phần còn lại của thế giới.

Hiện quốc gia tỉ dân đang sản xuất ra hơn 100 triệu khẩu trang mỗi ngày, vượt xa công suất 20 triệu khẩu trang mỗi ngày trước khi đại dịch Covid-19 nổ ra.

Trung Quốc hiện đang có vị thế xuất khẩu mặt hàng khẩu trang cho các quốc gia khác.

Sự lây lan của virus Covid-19 đang giảm đáng kể tại Trung Quốc đại lục, dù vẫn chiếm hơn một nửa số trường hợp nhiễm bệnh và số người chết trên toàn thế giới.

Hiện số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đã xuống dưới 2 con số.

Vì vậy, nhiều nhà hảo tâm và mạnh thường quân đã bắt đầu quyên góp từ thiện hướng ra các quốc gia khác đang thiếu thốn các nguồn lực cần thiết để chống dịch.

Bên cạnh Jack Ma, một số công ty tư nhân Trung Quốc khác cũng đã quyên góp đồ bảo hộ ra nước ngoài.

Jack Ma ủng hộ 500.000 kit xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang giúp Mỹ ngăn ngừa đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Các nhân viên vận chuyển những thùng khẩu trang được gửi sang Mỹ. (Nguồn: SCMP).

Tập đoàn Fosun International, chủ sở hữu khu nghỉ dưỡng Lanvin và Club Med, đã tặng 360.000 đơn vị vật tư y tế cho đảo Hokkaido phía bắc Nhật Bản, đồng thời 220.000 đơn khác cho Hàn Quốc.

Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn của thế giới, vào tuần trước đã gửi tặng hơn 10.000 chiếc khẩu trang cho Ý.

Ngoài ra, công ty Công nghệ và Khoa học Công nghiệp nặng Zoomlion cũng đã gửi 50.000 chiếc khẩu trang cho nước này.

Shanghai Wind là nhà cung cấp dữ liệu tài chính lớn nhất Trung Quốc, đã vận chuyển 60.000 chiếc khẩu trang cho hai bệnh viện và các khách hàng ngoài Trung Quốc.

Tổ chức từ thiện của Jack Ma đã trao 100 triệu NDT (tương đương 14 triệu USD) cho các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc, nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu phát triển vắc-xin cho chủng virus corona mới.

Ngoài châu Âu và Mỹ, tổ chức này đã ủng hộ vật tư y tế cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Iran.

Họ cũng chuẩn bị hàng loạt bộ kit xét nghiệm đang sẵn sàng để được chuyển đến châu Phi, nơi có nguồn lực y tế hạn hẹn, theo chia sẻ trên Weibo của tỉ phú Jack Ma.

Jack Ma ủng hộ 500.000 kit xét nghiệm và 1 triệu khẩu trang giúp Mỹ ngăn ngừa đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Các thùng hàng quyên góp được chuyển đi tại kho hàng của Alibaba. (Nguồn: SCMP).

Trước khi đại dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng tại Mỹ, Trung Quốc đã từng nhận nhiều nguồn quyên góp ủng hộ từ các tổ chức từ thiện ở Mỹ. Ngày 7/2, chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ 100 triệu USD để giúp Trung Quốc và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus Covid-19 khác vượt qua giai đoạn bùng phát dịch.

Nhiều công ty, tập đoàn ở Mỹ như General Motors và quĩ phòng hộ Citadel đã quyên góp tiền của cũng như vật tư y tế cho chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là thủ phủ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc – tâm chấn dịch đầu tiên.

Tuy nhiên, bất chấp các cử chỉ cao đẹp của nhiều tổ chức từ thiện, các quan chức chính phủ của cả hai quốc gia lớn nhất thế giới vẫn đang "bận" chỉ tay nhau cho rằng bên đối diện là gốc rễ gây ra đại dịch.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo từng gọi virus Covid-19 là "virus Vũ Hán", không tuân theo danh pháp mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đặt ra.

Cái tên SARS-Cov-2 ngoài để thể hiện đặc tính của virus, còn nhằm mục đích tránh sự kì thị nhắm đến một đối tượng quốc tịch hay quốc gia cụ thể khi bùng phát dịch có liên quan đến chủng virus này.

Đáp trả lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Zhao Lijian, đã đăng một dòng tweet ủng hộ thuyết âm mưu, cho rằng nguồn gốc virus này được quân đội Mỹ đưa vào Trung Quốc trên trang cá nhân của mình.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.