Kẹt giữa cuộc chiến Mỹ-Trung, châu Âu loay hoay chọn 'phe' ủng hộ

Theo các chuyên gia, EU đã miễn cưỡng đối đầu Trung Quốc trong thời gian qua. Song các vấn đề về Hong Kong đang đẩy mạnh tư tưởng dân túy tại châu Âu, khiến cho các chính phủ tại đây loay hoay không biết chọn "đội" nào.
Kẹt giữa cuộc chiến Mỹ-Trung, châu Âu loay hoay chọn 'phe' ủng hộ - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một chuyến thăm đến Đức. Thiện cảm của người Đức với Trung Quốc đã giảm sau những nỗ lực cải thiện hình ảnh của Trung Quốc giữa dịch Covid-19. (Nguồn: AFP).

Các nhà kinh tế từ lâu đã tranh luận về sự kết thúc của hệ thống kinh tế "thống trị" bởi người Mỹ và sự xuất hiện của một thế kỉ châu Á, với cực trọng điểm của kinh tế tòa cầu rơi vào các cường quốc châu Á.

"Thế kỉ châu Á có thể đã đến rồi, và sẽ đánh dấu sự kết thúc của một hệ thống toàn cầu với Mỹ là người lãnh đạo". Giám đốc Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell nhận định khi nói về trong cuộc tranh luận ngày càng gay gắt ở châu Âu về hướng đi "chọn một trong hai" giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ông cho rằng đại dịch Covid-19 có thể được xem là một bước ngoặt làm gia tăng áp lực chọn "phe phải" cho khu vực châu Âu.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU lung lay

Gần đây, một loạt các chính trị gia cao cấp ở Pháp và Đức bắt đầu có tiếng nói hơn sau những lời chỉ trích Trung Quốc.

Theo tờ Guardian, hiện vẫn chưa ai biết được "chủ nghĩa hiện thực mới" cứng rắn hơn này của châu Âu sẽ đưa EU đi đến đâu trong việc thay đổi mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Trong khi lượng hàng nhập khẩu hàng ngày của EU từ Trung Quốc vẫn có giá trị lên tới 1 tỉ euro.

Giám đốc Đối ngoại EU Josep Borrell rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tất cả các nguồn cung thuốc paracetamol ở châu Âu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong tháng, Nội các Đức đã phê chuẩn dự luật mới ngăn chặn các công ty nước ngoài thâu tóm các công ty y tế trong nước.

Bộ trưởng Tài chính Pháp, ông Bruno Le Maire, tuyên bố "một số công ty, trong đó công ty công nghệ rất dễ bị tổn thương, có thể sẽ bị mua bởi các đối thủ nước ngoài với chi phí thấp", ông tuyên bố.

Ngoài ra, gần đây mối quan hệ hàng thập kỉ giữa Thụy Điển với Trung Quốc cũng gần như sụp đổ, sau một loạt các vấn đề về ngoại giao giữa hai quốc gia.

Bà Margrethe Vestager, một quan chức cấp cao của EU, cũng đề cập đến tình trạng "qua cầu rút ván" giữa khối EU và Trung Quốc, theo The Guardian, ám chỉ việc EU luôn sẵn sàng mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc, nhưng Trung Quốc thì luôn đóng kín cửa thị trường hoặc hạn chế các doanh nghiệp EU ở chiều ngược lại.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, Trung Quốc đã giúp đỡ châu Âu phục hồi kinh tế, thông qua việc hỗ trợ mua nợ từ các quốc gia trong khối. Tuy nhiên, theo Guardian, câu chuyện này có vẻ như đang đi vào dĩ vãng khi các quốc gia ngày một cảnh giác hơn.

EU không mấy "thiết tha" với Mỹ

Mong muốn đơn thuần của EU là trở nên cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, đã bị kìm hãm bởi các biện pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngoài ra, với tình hình hiện tại, châu Âu đang "ôm" một nỗi sợ rằng nếu hoàn toàn "nghỉ chơi" với Trung Quốc, đối tác chính của khối sẽ là Mỹ.

Trong lúc đó, Trung Quốc đã nỗ lực ngăn đà trượt dốc trong quan hệ với EU, khi tuyên bố 2020 là năm của châu Âu, với hai hội nghị thượng đỉnh lớn và tiếp tục củng cố quan hệ với các nước Đông Âu thông qua nhóm 17+1.

Kẹt giữa cuộc chiến Mỹ-Trung, châu Âu loay hoay chọn 'phe' ủng hộ - Ảnh 2.

Dù muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, EU lại không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. (Nguồn: Global Research).

Ông Philippe Le Corre thuộc Quĩ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định: "Covid-19 chính là yếu tố thay đổi cuộc chơi, và cuối cùng đã thay đổi nhận thức của châu Âu về Trung Quốc", ông nói thêm.

Borrell gọi chiến lược "hào phóng" của Trung Quốc là để làm lung lay các cáo buộc về dịch bệnh Covid-19 của Trung Quốc, cải thiện uy tín toàn cầu và cải thiện hình ảnh quốc tế.

Hành vi của Trung Quốc cũng đã gây phản tác dụng với dư luận châu Âu. Một cuộc thăm dò được công bố bởi Quĩ Körber-Stiftung cho thấy 71% người Đức tin rằng nếu Trung Quốc minh bạch hơn, mức độ dịch bệnh Covid-19 sẽ được giảm nhẹ.

Ngoài ra, 68% người Đức cho biết suy nghĩ của họ về Mỹ đã xấu đi trong năm qua, nhưng danh tiếng của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, giảm 11%.

Tại Pháp, một cuộc khảo sát của Ifop/Reputing Squad thực hiện vào cuối tháng 4, cho thấy có 12% người tham gia nghĩ rằng Trung Quốc sẽ là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng những thách thức của thập kỉ tiếp theo.

Chỉ duy nhất ở Ý có kết quả khảo sát thể hiện thiện cảm rõ rệt với Trung Quốc.

Thách thức "chọn một trong hai" của  EU

Thách thức cho các chính trị gia châu Âu bây giờ là làm thế nào để khai thác "chủ nghĩa hiện thực mới" này để trở nên cứng rắn hơn Trung Quốc, mà không phải rơi vào cuộc chiến tranh lạnh của hai bên.

Theo Guardian, bước đầu tiên sẽ là tổng hợp những "tàn dư phụ thuộc" vào Trung Quốc và đánh giá, sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài, hiện đang được tiến hành ở Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Le Maire đã hứa hẹn "sẽ cải thiện chủ quyền quốc gia trong các chuỗi cung ứng chiến lược, như các ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ và dược phẩm".

Theo sau là xem xét các hướng đi tiếp theo của Trung Quốc.

Kẹt giữa cuộc chiến Mỹ-Trung, châu Âu loay hoay chọn 'phe' ủng hộ - Ảnh 3.

Không muốn rơi vào "cuộc chiến tranh lạnh" giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới, EU muốn ở giữa. (Nguồn: Civil + Structural Engineer)

Song với việc Tổng thống Trump đang tìm cách kết hợp nhóm G7 – theo Guardian, cụ thể là các cường quốc châu Âu – để chống lại Trung Quốc, thông qua Hong Kong làm nguyên cớ, Trung Quốc có thể sẽ bị châu Âu quay lưng.

Ông Long Yongtu, người đã đàm phán thông qua Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong thập kỉ vừa qua, trong tháng đã cảnh báo rằng "Trung Quốc có nguy cơ tự cô lập mình khỏi một trật tự kinh tế toàn cầu mới".

"Nhìn chung, Trung Quốc vẫn là một thành viên quan trọng trong xu hướng toàn cầu hóa, vì vậy, khi ai đó bắt đầu nói về 'sự mất cân bằng', tất nhiên chúng ta cần phải cảnh giác cao", ông nói.

Nhận định này một phần lí giải tại sao ông Borrell kêu gọi EU chỉ nên đi theo các giá trị và lợi ích của riêng mình, và không để rơi vào tình thế buộc phải chọn một bên nào. 


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.