Nhà giàu châu Á vẫn rót tiền vào các công ty bất động sản Trung Quốc

Lần huy động nợ của nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc trong tháng có 1/3 là từ các ngân hàng phục vụ giới giàu có, cho thấy niềm tin của họ với các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc vẫn không mai một, bất chấp cuộc đua tháo vốn đang diễn ra.
Mặc căng thẳng leo thang, giới nhà giàu châu Á vẫn rót tiền vào các công ty bất động sản Trung Quốc - Ảnh 1.

Dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, các nhà đầu tư châu Á vẫn đặt niềm tin vào thị trường bất động sản Trung Quốc. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Các nhà phát triển Trung Quốc đã bán được 26 tỉ USD trái phiếu chỉ trong quí I/2020, và 1 tỉ USD khác vào đầu quí II.

Nguồn vốn từ phân khúc khách hàng giàu có của các ngân hàng tư nhân và công ty quản lí tài sản gia đình là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các nhà phát triển bất động sản tái tài trợ hay trả nợ.

Theo Bloomberg, các nhà phát triển bất động sản phải trả ít nhất 20 tỉ USD nợ trong năm 2020, với rất ít triển vọng cho bất động sản.

Giai đoạn phong tỏa toàn bộ nền kinh tế lớn nhất châu Á đã buộc hơn 100 công ty xây dựng rơi vào tình trạng phá sản, đứng trong hàng ngũ những con nợ.

Dù vậy, niềm tin chính quyền Bắc Kinh sẽ không cho phép thị trường bất động sản sụp đổ tại thời điểm tăng trưởng kinh tế chậm lại, đang cầm chân nhiều nhà đầu tư.

"Lợi suất đầu tư năm nay đặc biệt cao, các nhà đầu tư sẽ có được mức lợi nhuận tốt nếu đặt cược vào sức bền của thị trường bất động sản Trung Quốc", ông Andy Kowk - Phó Chủ tịch Công ty quản lí tài sản Guotai Junan Securities Hong Kong Ltd khẳng định..

"Giới đầu tư giàu có của Trung Quốc và Hong Kong là những người mua trung thành các loại trái phiếu mệnh giá USD của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc", ông nói.

Giới nhà giàu châu Á vẫn tin vào bất động sản

Theo Bloomberg, vào tuần trước, phân khúc các ngân hàng tư nhân đã chiếm 32% đơn đặt trước đợt chào bán trái phiếu của ông lớn xây dựng Trung Quốc – Tập đoàn Country Garden Holdings.

Phân khúc khách hàng này cũng chiếm 10% tiền lãi đợt phát hành trái phiếu của một công ty xây dựng lớn khác là Zhenro Properties Group Ltd., giúp khơi dậy thị trường trái phiếu có lợi suất cao sau cuộc bán tháo trong tháng 3, khiến các nhà đầu tư cảnh giác với những cái tên được đánh giá cao.

Mặc căng thẳng leo thang, giới nhà giàu châu Á vẫn rót tiền vào các công ty bất động sản Trung Quốc - Ảnh 2.

(Nguồn; Bloomberg).

Ông Kowk tiết lộ ông đã giúp phân phối trái phiếu của các công ty bao gồm Country Garden, China Evergrande Group và Kaisa Group Holdings. Trong đó, người mua dao động từ những người có tài sản đầu tư 1 triệu USD đến các nhà đầu tư có giá trị ròng cực cao.

Các ngân hàng tư nhân đã mua 4,9 tỉ USD trái phiếu lãi suất cao của Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay, tăng 36% so với cùng kì năm ngoái.

Theo dữ liệu Bloomberg tổng hợp từ thống kê các dữ liệu có sẵn, cho thấy nợ lãi cao của các nhà phát triển bất động sản đang được nắm phần lớn bởi các ngân hàng tư nhân.

Bất chấp sự lạc quan của các "chủ nợ" giàu có, rủi ro của các khoản đầu tư vào trái phiếu lãi suất cao của các nhà phát triển xây dựng luôn hiện hữu, sau cuộc đụng độ với "cơn lũ" Covid-19.

Nhà phát triển các tòa nhà sang trọng Tahoe Group, cái tên chịu nhiều thiệt hại lớn đầu tiên trong ngành sau sự bùng phát dịch, đã tuyên bố công ty đang đối mặt với những trở ngại ngày càng lớn để trả nợ.

Nợ nước ngoài là lựa chọn tốt hơn!

Nợ nước ngoài của các nhà phát triển - mặc dù vẫn có lãi suất cao - thường có xu hướng an toàn hơn so với trong nước.

Trong 10 năm qua, chỉ có 5 vụ phá sản của các công ty Trung Quốc nằm trong chỉ số S&P500 đối với các khoản nợ nước ngoài.

Mặc căng thẳng leo thang, giới nhà giàu châu Á vẫn rót tiền vào các công ty bất động sản Trung Quốc - Ảnh 3.

(Nguồn; Bloomberg).

"Mặc dù vậy, các nhà phát triển cũng đang trả nhiều tiền hơn để huy động nguồn vốn bên ngoài Trung Quốc, ông Matthew Chow - nhà phân tích tại S&P500 Hong Kong cho biết. "Những nơi này có thị trường biến động hơn phù hợp với sự thiếu thanh khoản của các  nhà phát triển, hơn là các mức lãi suất ổn định tại Trung Quốc".

CEO công ty quản lí tài sản gia đình Hermitage Capital với tài sản trị giá 300 triệu USD – ông Jin Zi cho biết công ty hiện "có 80% khoản đầu tư vào trái phiếu, hầu hết là vào các công ty xây dựng Trung Quốc".

"Hermitage Capital đã mua trái phiếu USD phát hành bởi 50 nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc", CEO Zi nói thêm.

"Và lãi suất cho vay trong nước của những nhà phát triển này rẻ hơn nhiều so với lãi suất cho vay ra nước ngoài của họ, vì vậy bây giờ là thời điểm tuyệt vời để mua trái phiếu mệnh giá USD Mỹ", ông Zi nhận định.

Dữ liệu cũng cho thấy các khoản nợ bằng USD với thời hạn từ 3-5 năm của các công ty này lợi suất khoảng hơn bốn điểm phần trăm, so với các loại nợ có mệnh giá nhân dân tệ (NDT).


chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.