Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung lấn sân sang lĩnh vực gọi hội nghị trực tuyến

Đại dịch Covid-19 làm gia tăng nhu cầu sử dụng các ứng dụng gọi hội nghị trực tuyến toàn cầu cho mục đích công việc và giải trí. Không bỏ lỡ cơ hội béo bở, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tham gia cuộc đua công nghệ, tranh giành thị phần mới này.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung lấn sân sang lĩnh vực gọi hội nghị trực tuyến - Ảnh 1.

Cuộc chơi mới mang tên 'hội nghị trực tuyến' khiến cho các ông lớn công nghệ Mỹ và Trung rục rịch chuẩn bị, cuộc chiến thương trường của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rẽ thêm một nhánh mới. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Trong bối cảnh nhiều người dân trên khắp thế giới phải làm việc và giao tiếp xã hội tại nhà do đại dịch Covid-19, dự đoán cách hành xử xã hội sẽ phải thay đổi và kéo dài cho đến sau đại dịch.

Nhận thấy cơ hội mới, sự cạnh tranh giữa các công ty công nghệ Trung Quốc và Mỹ leo thang, mở đường cho cuộc chiến Mỹ-Trung "lấn sân" sang lĩnh vực gọi hội nghị trực tuyến.

Cuối tháng 3 năm nay, công ty quảng cáo trực tuyến của Nhật Bản Opt Holding đã sử dụng ứng dụng gọi hội nghị trực tuyến Dingtalk của Tập đoàn Alibaba, để tổ chức cuộc họp mặt khách hàng từ xa, thay vì tổ chức sự kiện trực tiếp để đề phòng dịch bệnh.

Riêng tại thị trường Trung Quốc, Dingtalk có khoảng 200 triệu người dùng với 10 triệu công ty sử dụng ứng dụng.

Với tình hình nhiều người buộc phải làm việc tại nhà do dịch bệnh bùng phát, vào tháng 3, nền tảng gọi hội nghị trực tuyến này đã tăng gấp 3 lần lượng người dùng có thể tham dự cùng một cuộc họp trực tuyến, lên con số 302 người. "Thêm dầu" cho một cuộc chiến cạnh tranh giành khách hàng mới giữa các ông lớn công nghệ Mỹ - Trung.

Alibaba hiện đã chuyển hướng phát triển ra khỏi thị trường nội địa, tập trung vào các thị trường nước ngoài.

Mục tiêu đầu tiên của "con cưng" tỉ phú Jack Ma là Nhật Bản, với chiến lược nhắm vào các công ty Nhật Bản đang có kinh doanh tại Trung Quốc.

Đồng thời, Alibaba cũng cung cấp bản dịch tự động 14 ngôn ngữ cho chức năng trò chuyện trên Dingtalk, cho phép các doanh nhân Nhật Bản dịch tin nhắn từ những người khách hàng Trung Quốc của mình chỉ với một cú nhấn.

Công ty phân tích dữ liệu App Annie cho biết, Dingtalk là một trong 10 ứng dụng kinh doanh được tải xuống nhiều nhất trong quí I/2020.

Ngoài ra, ứng dụng gọi trực tuyến của Tencent Holdings cũng trở nên rất phổ biến, đặc biệt là tại thị trường quê nhà Trung Quốc.

Song, quán quân lượt tải về nhiều nhất vẫn đang thuộc về ứng dụng Zoom, được công ty có trụ sở tại Mỹ Zoom Video Communications cung cấp.

Cơ sở người dùng của Zoom đã tăng 30 lần chỉ trong 5 tháng, từ tháng 12 đến tháng 4/2020, đang ở mức 300 triệu người dùng.

Sở dĩ Zoom thu hút được lượng lớn người dùng như vậy, là vì không chỉ được thiết kế dành cho các cuộc họp trực tuyến với sự tham gia nhiều người, nền tảng này còn cung cấp dịch vụ cho mục đích sử dụng cá nhân.

Tuy vậy, sự tăng trưởng nhanh chóng của Zoom trên toàn cầu đang dấy lên mối lo ngại về mức độ bảo mật của ứng dụng này, đặc biệt là sau khi một số cuộc họp trên nền tảng này đã bị hack. Ngoài ra, một số các sự cố bảo mật xảy ra trong các lớp học online vào cao điểm dịch Covid-19, đã khiến Zoom bị "tẩy chay" bởi một số quốc gia, như Singapore.

Zoom đã mời cựu giám đốc an ninh của Facebook đến cố vấn giải quyết vấn đề này. Đồng thời, công ty cũng đã mua Keybase, một công ty khởi nghiệp có chuyên môn về mã hóa, vào tháng 5.

Xuất hiện những 'người chơi' mới

Cuộc chiến công nghệ hàng một nóng lên sau khi các ông lớn khác đẩy mạnh phát triển ứng dụng gọi hội nghị trực tuyến, sau một thời gian "nhòm ngó" thị trường tiềm năng này.

Vào thứ năm tuần trước, mạng xã gội lớn nhất toàn cầu Facebook, đã ra mắt Messenger Rooms ở mọi khu vực trên thế giới, cho phép tối đa 50 người cùng trò chuyện trực tiếp, không giời hạn thời gian hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra, Google cũng đã ra mắt ứng dụng Google Meet, cho phép người dùng gọi hội nghị trực tuyến miễn phí.

Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung lấn sân sang lĩnh vực gọi hội nghị trực tuyến - Ảnh 2.

Messenger Rooms được Facebook ra mắt vào thứ Năm tuần trước, hãng áp dụng tính năng mới này cho mọi khu vực trên thế giới, tận dụng lượng người dùng khổng lồ của hãng hiện tại. (Nguồn: The Verge).

Microsoft đã thực hiện một số cập nhất trên ứng dụng Microsoft Teams của mình, cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa nội dung từ tài liệu và bảng tính trong các cuộc họp, hội thảo từ xa trên nền tảng này. 

Microsoft Teams đã cán mốc 75 triệu người dùng mỗi ngày trên toàn thế giới vào cuối tháng 4 - gấp khoảng 4 lần so với 5 tháng trước đó.

Tờ Nikkei Asian Review nhận định các ông lớn công nghệ xem các ứng dụng gọi video trực tuyến là công cụ hữu dụng, để giữ chân người dùng trên nền tảng của họ lâu hơn, từ đó tăng cường các dịch vụ khác hiện có trên cùng ứng dụng.

Thị trường toàn cầu cho các ứng dụng gọi hội nghị trực tuyến dự kiến sẽ đạt 16 tỉ USD vào năm 2030, tăng gần 3 lần từ mức 6 tỉ USD trong năm 2019, theo Transparency Market Research.

Cuộc chiến về thị phần sắp tới được dự đoán sẽ còn nóng hơn nữa, khi nhiều doanh nghiệp cân nhắc chuyện cho nhân viên làm việc tại nhà, ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Gần đây, CEO Twitter - Jack Dorsey, đã mở đường dọn lối cho cuộc chơi gọi hội nghị trực tuyến, trở thành người tiên phong công bố chính sách cho phép nhân viên làm việc ở nhà vô thời hạn.

Trong một thông báo gửi đến nhân viên qua email, Twitter sẽ cho phép nhân viên làm việc tại nhà trọn đời kể cả sau giai đoạn nguy hiểm của đại dịch Covid-19, ngoại trừ một số vị trí cần có mặt tại công ty.

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.