Sự rạn nứt trong mối quan hệ Mỹ - Trung sau đại dịch Covid-19 có thể phải mất cả một thế hệ để chữa lành

Đại dịch Covid-19 đã phá hủy cuộc sống và kế sinh nhai ở cả Mỹ và Trung Quốc. Nhưng thay vì cùng nhau chung sức chống đại dịch, cả hai nước này lại làm mối quan hệ của họ trở nên căng thẳng hơn.

Trung Quốc đã bị chỉ trích ở cả trong và ngoài nước về vấn đề xử lí virus, đặc biệt là trong đợt bùng phát ban đầu. Tuy nhiên, bỏ sau những lời chỉ trích gay gắt bằng những lời nói hoa mĩ hết sức khó chịu, Bắc Kinh nói rằng họ chỉ đang "đáp trả" những cáo buộc sai trái, đặc biệt là từ phía Mỹ.

Vào tháng 3, khi đại dịch lây lan trên toàn cầu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã công khai thúc đẩy một thuyết âm mưu vô căn cứ, rằng virus có thể đã được quân đội Mỹ mang đến Trung Quốc. Vài ngày sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi virus corona là "virus Trung Quốc", và đổ lỗi rằng dịch bệnh bùng phát tại các thành phố lớn ở Mỹ là do Trung Quốc.

Trong những tuần gần đây, chính quyền tổng thống Trump đã liên tục đả kích Trung Quốc về việc xử lí ổ dịch, nghi ngờ số người chết và chỉ trích phản ứng của họ đối với virus này. Tuần trước, Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố (nhưng không cung cấp bằng chứng) rằng virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc. 

Bắc Kinh đã đáp trả phản ứng, thách thức Trump tái tranh cử cương vị Tổng thống Mỹ, trong khi truyền thông do chính phủ Trung Quốc kiểm soát nhắm vào ông Pompeo bằng ngôn ngữ táo tợn, gọi ông là "kẻ xấu", "kẻ điên" hay "kẻ thù của nhân loại".

Vòng xoáy căng thẳng ngày càng lún sâu hơn khi chính quyền Trump được cho là đang lên kế hoạch trừng phạt Trung Quốc về vấn đề đại dịch, các hành động trả đũa bao gồm đưa ra các biện pháp trừng phạt, hủy bỏ nghĩa vụ nợ của Mỹ và đưa ra các chính sách thương mại mới. Trump và một số quan chức chính quyền cũng đang vận động các đồng minh ngoài nước tham gia vào chiến dịch gây áp lực tới Trung Quốc.

Một mối quan hệ song phương tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua

Được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán miền trung Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái, virus corona kể từ đó đã lây lan ra khỏi biên giới nước này, lây nhiễm cho hơn 3,9 triệu người và gây tử vong cho ít nhất 276.000 người trên thế giới.

Mỹ đã báo cáo ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tháng 1. Ban đầu, tình hình có vẻ được kiểm soát, với một trường hợp tử vong và 22 trường hợp được báo cáo trên toàn quốc vào cuối tháng 2, nhưng số ca nhiễm mới đã bùng nổ vào tháng 3, và Mỹ hiện chiếm hơn 1/4 số ca tử vong được báo cáo trên toàn thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đã nghi ngờ về nguồn gốc của đại dịch, tuyên bố những ca bệnh sớm nhất có thể không xảy ra ở Vũ Hán.

Shi Yinhong, Cố vấn cho chính phủ Trung Quốc cũng là Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân của Trung Quốc, cho biết mối quan hệ Mỹ-Trung hiện đang "ở mức thấp nhất kể từ năm 1972", khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon có chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh để bình thường hóa quan hệ song phương với Trung Quốc.

 - Ảnh 1.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông chào đón Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm lịch sử của Nixon tới Trung Quốc năm 1972. (Ảnh: Getty Image).

"Kể từ đầu năm 2018, quan hệ Trung Quốc-Mỹ đã bước vào tình trạng cạnh tranh và đối đầu toàn diện. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các mối quan hệ đã chịu một tổn thất lớn", Shi nói.

Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy

Trong một cuộc thăm dò gần đây của Pew Research Center cho thấy 66% người Mỹ có quan điểm bất lợi về Trung Quốc, tỉ lệ cao nhất được ghi nhận kể từ cuộc khảo sát hàng năm bắt đầu vào năm 2005. Chỉ khoảng 1/4 người ở Mỹ cho biết có thái độ khả quan đối với Trung Quốc.

Tương tự, ở Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao. Được truyền đạt bởi các phương tiện truyền thông nhà nước và các quan chức chính phủ, người dân Trung Quốc, đặc biệt là người Vũ Hán, cũng cảm thấy cay đắng khi họ đã hi sinh rất nhiều để ngăn chặn đại dịch và chịu tổn thất lớn. Nhưng đất nước của họ vẫn bị chỉ trích vì cho rằng như thế là chưa đủ, và họ đổ lỗi cho phản ứng không thỏa đáng của các quốc gia khác trong việc xử lí đại dịch.

Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng rất lớn từ sự bùng phát của dịch Covid-19, với mức giảm tới 6,8% trong quý đầu năm nay, đây là sự suy giảm tồi tệ nhất kể từ khi các lần ghi nhận hàng quý bắt đầu vào năm 1992. 

Khi số ca nhiễm mới đã giảm xuống ở Trung Quốc và tăng lên ở nước ngoài, truyền thông nhà nước đã tung hô những thành công của Trung Quốc trong việc đánh bại virus, và nhấn mạnh những thất bại của các chính phủ khác khi ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đặc biệt là Mỹ.

 - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc diễu hành để kỉ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/2019 tại Bắc Kinh. (Ảnh: CNN)

Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trước toàn thanh niên nước này, kêu gọi tới đông đảo dân chúng cho sự hiện đại, dân chủ và khoa học.

Dưới tầm nhìn của ông Bình về "giấc mơ Trung Quốc" và thúc đẩy "trẻ hóa quốc gia", Bắc Kinh ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại, nung nấu kế hoạch ảnh hưởng của mình trên thế giới và bảo vệ một cách kiên quyết các lợi ích quốc gia, bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ đang tranh chấp. Cách tiếp cận này đã thu hút những lời chỉ trích ở trong và ngoài nước, vì điều này sẽ gây ra sự xa lánh các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế.

Phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế

Bên ngoài Trung Quốc, những lời chỉ trích đang gia tăng trong việc xử lí ổ dịch và áp lực cho một cuộc điều tra quốc tế độc lập, để xem xét nguồn gốc của nó. Cũng có những lời kêu gọi bồi thường kinh tế từ Trung Quốc cho những thiệt hại đã gây ra. 

Ở châu Âu, Trung Quốc đã bị buộc tội truyền bá thông tin sai lệch. Và tại châu Phi, Bắc Kinh phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngoại giao, sau khi các báo cáo về sự phân biệt đối xử liên quan đến virus corona đối với các công dân châu Phi ở Trung Quốc, làm dấy lên sự tức giận trên khắp lục địa.

Cũng thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước, Trung Quốc đã cố gắng bảo vệ hình ảnh của mình qua các phái viên ngoại giao. Tuy nhiên, giọng điệu ngày càng gây thách thức của một số nhà ngoại giao Trung Quốc đã tự gây ra căng thẳng, và làm dấy lên sự chỉ trích.

Trung Quốc cũng đã gửi khẩu trang, bộ dụng cụ thử nghiệm và các nguồn cung cấp khác, cũng như chuyên gia y tế đến các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch - nhưng, các nhà phê bình đã đặt câu hỏi về động cơ của cái gọi là "Ngoại giao khẩu trang".

"Ngay cả khi sau khi đại dịch qua đi, những vấn đề này sẽ vẫn còn tồn tại", Shi nói. "Kí ức về đại dịch và sự tàn phá của nó, những vết sẹo sẽ đọng lại trong trái tim của cả một thế hệ."

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.