Trường ĐH tự chủ 'giá dịch vụ đào tạo': Nguy cơ 'tự tung tự tác', tăng học phí vô lối

Khi các trường được tự chủ trong việc đưa ra mức chi phí đào tạo để người học phải trả, nếu không có cơ chế giám sát, công khai và minh bạch, sẽ rất dễ dẫn đến việc lạm thu.
truong dh tu chu gia dich vu dao tao nguy co tu tung tu tac tang hoc phi vo loi
Nếu không có cơ chế giám sát chặt chẽ việc các trường đưa ra "giá dịch vụ đào tạo", nguy cơ sẽ đẩy gánh nặng lên người học khi phải trả chi phí cao để được học đại học. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Khi các trường được tự chủ trong việc đưa ra mức chi phí đào tạo để người học phải trả, nếu không có cơ chế giám sát, công khai và minh bạch, sẽ rất dễ dẫn đến việc lạm thu.

Trình bày trước Quốc hội ngày 30.5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo". Những ngày qua những tranh cãi về vấn đề này vẫn chưa dứt.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) phân tích: Hiện nay, học phí được tính theo quy định của luật Phí và lệ phí. Tuy nhiên, nếu theo đề xuất sửa đổi thì học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ của luật Giá.

Theo dự thảo quy định mới này thì giá dịch vụ đào tạo sẽ không chỉ bao gồm học phí mà còn các khoản về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh…

Trong khi trên thực tế, các trường đại học thường có các lớp chất lượng cao, ngành chất lượng cao mà chi phí bỏ ra rất lớn, nếu thu theo khung phí nhà nước ấn định thì không thể đáp ứng và đảm bảo thu lại được chi phí đã bỏ ra.

Việc quy định giá dịch vụ đào tạo có thể giải quyết được việc thu những chi phí hợp lý này, tất nhiên phải đảm bảo các khoản thu là hợp lý. Đây cũng là cách thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường đại học hiện tại.

Dù vậy, theo luật sư Cường, “việc dùng khái niệm giá dịch vụ đào tạo rất tối nghĩa. Dù có Luật Giá quy định về cách tính giá trong giáo dục, thì vẫn không nên dùng khái niệm là “thu giá” hay “giá đào tạo”, vì không phù hợp với môi trường sư phạm”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thì bày tỏ nỗi lo khi “giá dịch vụ đào tạo” sau này sẽ do các trường đại học tự xác định.

“Khi các trường được tự ý đưa ra giá đào tạo tùy theo dịch vụ, nhu cầu mà nhà trường cung cấp cho sinh viên, nếu không có cơ chế quản lý giám sát sẽ rất dễ dẫn đến lạm thu. Lúc đó sẽ chỉ khổ người học. Các trường đại học cần có trách nhiệm xã hội, huy động tài chính từ nhiều nguồn, chứ không nên “đẩy gánh nặng” sang sinh viên, bằng cách tăng giá dịch vụ đào tạo”- GS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Với tư cách là một phụ huynh có con đang học đại học, Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, học phí" hay "giá dịch vụ đào tạo" chỉ khác nhau về từ ngữ, còn về bản chất vẫn là việc người học phải trả một khoản tiền để được học trong trường đại học.

Để tránh việc các trường có thể “lách luật”, đẩy giá dịch vụ lên cao, tạo gánh nặng cho người học, Luật sư Bùi Đình Ứng kiến nghị: Ngoài việc tăng cường giám sát, Nhà nước cần áp dụng mức sàn, giống như với giá xăng dầu, để các trường không được “tự tung tự tác”, tăng học phí vô lối.

truong dh tu chu gia dich vu dao tao nguy co tu tung tu tac tang hoc phi vo loi Nếu đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo, việc giảm học phí có phải là 'khuyến mại'?

Nếu "học phí" được đổi thành "giá dịch vụ đào tạo" như đề xuất của Bộ GD&ĐT thì việc giảm học phí có được gọi ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.