Từ hôm nay, điện thoại Samsung không còn sản xuất tại Trung Quốc

Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại di động cuối cùng của mình tại Trung Quốc. Hãng này tiết lộ đã bị tổn thương khi tăng cạnh tranh từ các đối thủ nội địa tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Việc đóng cửa nhà máy điện thoại cuối cùng ở Trung Quốc của Samsung diễn ra sau khi hãng cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở thành phố Huệ Châu vào tháng 6/2019 và đình chỉ hoạt động một nhà máy khác cuối năm ngoái.

Nhà máy tại Huệ Châu được xây dựng vào năm 1992. Truyền thông Hàn Quốc cho biết Samsung đã sử dụng 6.000 công nhân và sản xuất 63 triệu chiếc trong năm 2017.

samsung-company

Samsung là kẻ đi sau trong xu thế rút lui khỏi Trung Quốc của các hãng sản xuất lớn. (Ảnh: Phil News).

Đại diện thương hiệu này chia sẻ: "Là một phần trong những nỗ lực không ngừng của chúng tôi, nhằm nâng cao hiệu quả trong các cơ sở sản xuất, Samsung Electronics đã đi đến quyết định khó khăn là ngừng hoạt động của Samsung Electronics Huệ Châu".

Người khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã ngừng sản xuất điện thoại ở Trung Quốc sau khi các nhà sản xuất khác thay nhau rút lui khỏi thị trường này, do chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, Samsung vẫn tiếp tục bán hàng tại Trung Quốc.

Khi chi phí lao động ở Trung Quốc tăng lên, Samsung bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam từ cuối những năm 2000. Nền kinh tế phát triển năng động nhất Đông Nam Á đã trở thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu cho Samsung, với  khoảng 200.000 công nhân đang làm việc. Ngoài ra, Samsung cũng vừa khánh thành nhà máy có công suất lớn nhất ở Ấn Độ vào cuối năm ngoái.

Theo nghiên cứu thị trường, thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn 1% trong quý đầu tiên của năm nay, từ mức 15% vào giữa năm 2013. Reuters nhận định hãng điện tử quốc dân của Hàn Quốc đang đuối sức trước các thương hiệu nội địa phát triển nhanh như Huawei, Xiaomi, Oppo…

Tại Trung Quốc, nếu muốn mua điện thoại thông minh giá rẻ, người dân sẽ chỉ chọn mua các thương hiệu nội địa. Còn nếu muốn mua điện thoại cao cấp, ngoài "đứa con cưng" Huawei, Apple là sự lựa chọn hiếm hoi kế tiếp. Chỗ đứng cho Samsung dường như không có.

Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của Samsung đang kì vọng vào các thiết bị ODM trong tương lai. Galaxy A6s là điện thoại ODM đầu tiên của hãng, tiếp theo là Galaxy A10s. 

ODM được hiểu là các thiết bị sản xuất bởi các nhà máy không phải của Samsung. Ví dụ, A10 được chế tạo bởi Công nghệ điện tử Jianxing Yongrui. Trước đó, Samsung đã công bố kế hoạch xuất xưởng 40 triệu điện thoại ODM.

maxresdefault-1

Chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ khiến A10 là mẫu smartphone khá thành công hiếm hoi tại thị trường Trung Quốc. (Ảnh: Vĩnh Phát Mobile).

Ông Park Sung-Soon, một nhà phân tích tại Cape Investment & Securities cho biết: "Samsung có rất ít hi vọng để hồi sinh thị phần của mình".

Tuy vậy, Samsung không đơn độc. Ngay cả Apple cũng đã phải đối mặt với thực trạng khó khăn để chen chân vào thị trường vốn bị chi phối bởi các tên tuổi trong nước như Huawei, Vivo, Oppo và Xiaomi.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.