Từ vụ du khách Anh gặp nạn, đây là những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tắm biển

Du lịch biển luôn là một trong những loại hình du lịch hấp dẫn với nhiều du khách. Tuy nhiên, từ vụ du khách người Anh gặp nạn khi tắm biển ở Quảng Nam, đây là những điều biết để bạn có chuyến du lịch an toàn.

Không bơi quá xa bờ

Khi đi tắm biển, dù là người bơi giỏi hay mới tập bơi, du khách cũng cần chú ý không bơi ra khỏi khu vực an toàn, khu vực quá xa bờ. Bãi biển nào cũng sẽ có biển báo và cọc cắm cảnh báo khu vực nước sâu và nguy hiểm cho du khách biết. Du khách cũng nên quan sát thật kĩ và không phớt lờ cảnh báo này.

Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tắm biển - Ảnh 1.

(Ảnh: An Bình).

Bạn nên tuân thủ tuyệt đối nội qui của bãi biển, không nên ở xa bờ quá 15 m, ở khu vực sâu quá 5 m để khi gặp sự cố, các cứu trợ viên có thể nhanh chóng di chuyển ra hỗ trợ, cấp cứu.

Không tắm biển vào những ngày sóng lớn

Trước khi tắm biển, du khách cần xem dự báo thời tiết để biết được thông tin về thời tiết trong ngày tại khu vực tắm biển. Không nên tắm biển lúc trời mưa to, sóng lớn, tắm biển vào ban đêm khi không có lực lượng cứu nạn. 

Đặc biệt, nếu thấy bờ biển yên lặng bất thường, nước rút ra xa hay xuất hiện nhiều đàn chim bay dáo dác thì du khách cũng nên lên bờ ngay lập tức, tìm chỗ cao để trú ẩn.

Khởi động trước khi xuống biển

Trước khi xuống nước, du khách cần phải thực hiện một vài động tác khởi động chân tay, làm ấm cơ thể để tránh bị chuột rút khi xuống nước. Bởi vì môi trường trên cạn và dưới nước khác nhau nên cơ thể bạn sẽ cần có thời gian thích nghi với sự thay đổi của môi trường cũng như nhiệt độ dưới nước. 

Ngoài ra, du khách cũng tránh ăn quá no hay uống rượu say trước khi xuống biển để tránh bị chuột rút khi đang tắm. Nếu bị chuột rút, du khách nên bình tĩnh kéo ngược hướng nhóm cơ đang bị rút, làm cơ giãn ra để giảm đau, rồi tìm cách gọi mọi người giúp để đưa du khách vào bờ. Cần nghỉ ngơi ít nhất một tiếng sau mới xuống nước lại.

Từ vụ du khách Anh gặp nạn, đây là những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tắm biển - Ảnh 2.

(Ảnh: watoday)

Từ vụ du khách Anh gặp nạn, đây là những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tắm biển - Ảnh 3.

(Ảnh: wtkr

Đề phòng dòng chảy xa bờ

Các bãi biển Việt Nam nhìn chung sóng không quá to, cát mịn, có phần thoai thoải. Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn... Điều đầu tiên cần ghi nhớ là dành khoảng 5-10 phút để quan sát biển báo nguy hiểm và nhận dạng dòng chảy xa bờ. Có thể nhận biết dòng chảy nhờ những đặc điểm sau:

- Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn. 

- Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn. 

- Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ, bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.  

Khi bị dòng chảy xa bờ cuốn tuyệt đối du khách không được cố bơi ngược dòng trở lại vào bờ. Hãy tìm cách bơi song song với mặt biển và vuông góc với dòng chảy. Bơi ngược chiều sẽ khiến cho du khách nhanh chóng bị đuối sức mà kiệt sức dẫn đến những tai nạn thương tâm.

Khi tắm biển, trong mọi trường hợp, không nên quay lưng ra phía đại dương vì khi ấy không thể nào quan sát, kiểm soát được những nguy hiểm sẽ xảy ra. 

Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tắm biển - Ảnh 2.

(Ảnh: Vicare).

Đối với trẻ em, du khách nên để ý đến trẻ bất cứ lúc nào bởi luôn xuất hiện những sự cố bất ngờ như chuột rút, đuối nước... Ngoài ra, tắm biển gần bờ chưa hẳn đã an toàn. Bởi khi nghịch ở vùng nước nông, dù cho trẻ mặc phao nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện cơn sóng mạnh khiến trẻ bị cuốn ra xa và bị sóng biển đánh úp.

Không nên tắm ở biển một mình

Để tránh khỏi những tình huống xấu xảy ra du khách không nên tắm ở biển một mình bởi vì khi gặp những trường hợp không may xảy ra du khách có thể cầu cứu sự giúp đỡ từ những người khác. Nếu không biết bơi thì du khách cần trang bị cho mình áo phao trước khi xuống tắm biển.

Không phơi nắng quá lâu

Không nên tắm biển quá lâu khi trời nắng gay gắt hoặc vào giữa buổi trưa. Nắng gay gắt vừa không tốt cho sức khỏe, vừa khiến bạn có thể bị cảm lạnh khi đột ngột từ nhiệt độ cao chuyển sang nhiệt độ thấp của môi trường nước. 

Cùng với đó, du khách cần uống nước thường xuyên để tránh bị say nắng. Khi gặp những triệu chứng như da khô nóng, mất ý thức, buồn nôn, khó thở… thì cần đưa vào chỗ râm, làm mát bằng cách chườm vải hoặc khăn thấm nước rồi liên hệ với nhân viên cứu hộ để được hỗ trợ.

Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi tắm biển - Ảnh 3.

(Ảnh: Lữ hành Việt Nam).

Đối với gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý thêm, khăn và ô luôn là những đồ dùng cần thiết để mang theo khi ra biển. Không nên để trẻ phơi nắng quá lâu và tắm liền hai tiếng trên biển. Khi tắm xong lên bờ thì cần phải lau người, thay đồ khô luôn cho trẻ, tránh để trẻ mặc đồ ướt chạy chơi trên cát bởi ở biển gió to nên rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Tránh vùng có cột trụ, cầu cảng

Các thành phố biển thường có cầu cảng hoặc trụ neo nằm rải rác. Đây là nơi tập trung nhiều các động vật thân mềm. Do vậy, du khách không nên tiếp cận quá gần những khu vực này, tránh trường hợp không may xảy ra. 

Các trường hợp cần lập tức lên bờ

Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, du khách cần lập tức lên bờ như: Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh, thấy mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy, bị chuột rút, rối loạn thị giác, có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối...

Nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng, có khả năng bị sứa cắn. Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh hoặc giấm xoa lên chỗ bị đau, sau đó nên tắm lại bằng nước ngọt. Nếu không có giấm, du khách hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.

Các trường hợp không nên đi tắm biển

Tắm biển rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên tắm. Các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc các bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, các bệnh tim mạch, viêm tai giữa, viêm thận, người có thần kinh dễ bị kích thích… không nên đi tắm biển, bởi có thể sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.