Vắng thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học trong ngày nộp hồ sơ cuối cùng

Theo quy định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, trong mùa tuyển sinh năm 2016 thí sinh không được phép rút hồ sơ, vì thế trong ngày cuối cùng tuyển sinh, lượng thí sinh đến các trường không đông, thậm chí ít hơn so với những ngày trước.

Đăng ký tối đa 4 ngành 2 trường

Khác với không khí tuyển sinh năm ngoái, năm nay, tại các trường đại học lớn không còn tình trạng quá tải trong quá trình nộp hồ sơ tuyển sinh. Đây là kết quả của quá trình nỗ lực điều chỉnh, thay đổi công tác và phương thức tuyển sinh của Bộ GD- ĐT.

Điểm nổi bật năm nay là ngoài việc tới nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH và nộp hồ sơ qua bưu điện thì Bộ Giáo dục đã cho phép các thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến. Việc đăng ký trực tuyến đã kết thúc vào ngày 11/8, thống kê cho thấy có hơn 28% thí sinh lựa chọn phương thức này.

Tổng số thí sinh có điểm trên điểm sàn năm nay (15 điểm) là 404.000 thí sinh. Đến 18h chiều qua, đã có 390.000 thí sinh đăng ký vào hệ thống của Bộ. Như vậy nếu tính cả số lượng thí sinh nộp qua bưu điện các trường chưa kịp nhập vào hệ thống thì hầu như tất cả em có kết quả thi trên điểm sàn đều đã đăng ký hết.

vang thi sinh dang ky xet tuyen dai hoc trong ngay nop ho so cuoi cung 679
Trường Đại Học Thủy lợi vắng thí sinh đăng ký xét tuyển

Đợt xét tuyển Đại học kéo dài trong 12 ngày. Thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 1/8- 12/8. Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 2 trường, và mỗi trường đăng ký không quá 2 ngành.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số điểm trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, trong ngày cuối cùng xét tuyển nộp hồ sơ, số thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp rất vắng.

Tại Học Viện chính sách và Phát triển, tính đến 9h ngày 12/8, chỉ có 7 thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Trong khi đó, một số em đến nghe tư vấn xong vẫn chưa quyết định nộp hồ sơ.

Ngồi ngoài hành lang chờ con làm thủ tục, bác Nguyễn Hải Hà (Lạng Sơn) cho biết, bác đưa con đến tận nơi làm thủ tục cho yên tâm. “Gia đình đã gửi hồ sơ cho cháu từ ngày đầu tiên bắt đầu xét tuyển, nhưng do lỗi đăng nhập trên mạng nên đăng ký vẫn chưa thành công. Nhận được thông báo của nhà trường, gia đình lại sắp xếp thời gian để đưa cháu đến tận nơi nộp cho chắc chắn và yên tâm”.

Hay có trường hợp như cô Trần Thị Lương (49 tuổi) từ Thái Bình lên trường ĐH Thủy Lợi một mình để nộp hồ sơ cho Con trai là Khúc Tiến Minh, vì điểm thi của con trai không được tốt nốt sau khi nghe tư vấn cô đã chọn đăng kí cho con mình vào 2 khoa Kinh tế xây dựng và Kinh tế tài nguyên nước.

vang thi sinh dang ky xet tuyen dai hoc trong ngay nop ho so cuoi cung 679

Cô Trần Thị Thạch đang hướng dẫn con gái làm hồ sơ

Cô Trần Thị Thạch phụ huynh em Nguyễn Thị Huyền đã lần thứ 3 tới trường này để nghe tư vấn và thăm dò tình hình các nghành mà con gái có ý định đăng kí để nắm rõ thông tin, và quyết định đăng kí cho con vào 2 khoa Kế Toán và Quản trị kinh doanh trường đại học Thủy Lợi.

Cô chia sẻ về lý do cô tới đây nhiều lần như vậy: “Con tôi thi được hơn 20 điểm mà năm nay quy chế tuyển sinh không cho thí sinh rút hồ sơ ra khi đã nộp nguyện vọng vào các trường, nên tôi phải xem xét kỹ lưỡng mới cho con nộp, một phần vì lo lắng con mình sẽ không trúng tuyển nên tôi phải đi lại nhiều lần nghe ngóng và để nắm tình hình một cách trực tiếp thì mới yên tâm. Hôm nay ngày cuối cùng nhận hồ sơ nên cuối cùng tôi vẫn quyết định chọn 2 nghành đó cho con mình học, dù đã kiểm tra và nghe tư vấn rất kĩ nhưng tôi vẫn lo con mình sẽ trượt”

Cũng có trường hợp lỗi hệ thống khi các em đến nộp hồ sơ trực tiếp từ ngày 03/08 nhưng khi tra trên dữ liệu của nhà trường trên trang wed thì lại không tìm thấy thông tin, nên thí sinh phải quay lại trường lần nữa để xác mình cho chắc chắn, rất may khi tra trong dữ liệu máy tính của nhà trường có lưu thông tin của em, đó là trường hợp của em Phan Tuấn Đạt đến từ Kim Liên – Hà Nội.

Phó hiệu trưởng GS.TS Trịnh Minh Thụ cho biết: “Năm nay công việc tuyển sinh nhẹ nhàng hơn năm ngoái, nhờ những cải cách của BGD mà nhà trường đỡ vất vả trong công tác tuyển sinh và các em thí sinh cũng đỡ vât vả trong việc nộp hồ sơ và tỉ lệ đổ vào các tường sẽ cao hơn năm ngoái”.

vang thi sinh dang ky xet tuyen dai hoc trong ngay nop ho so cuoi cung 679

Còn tại trường Đại Học Thương Mại số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ngày cuối vắng hơn nhiều so với những ngày trước. Mặc dù năm nay đây là trong những trường tăng học phí cao, 13 triệu/ năm, nhưng lượng thí sinh nộp hồ sơ vào trường vẫn khá cao.

Một số thí sinh cũng cho biết đã phân bổ thời gian nộp hồ sơ xét tuyển giữa hai trường. Một hồ sơ đăng ký xét tuyển đã được nộp vào một trường từ những ngày đầu tiên, nguyện vọng còn lại, thì sẽ nộp vào những ngày cuối cùng để có thời gian suy nghĩ.

Em Ngô Văn Cường, (Hà Nội) cho biết, em được 20 điểm khối A, nên đã đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Công Đoàn từ hôm 3/8. Hôm nay ngày cuối xét tuyển, em sau khi bàn bạc kỹ với gia đình, em đã quyết địn đến đăng ký nguyện vọng còn lại vào trường Thương Mại, mong tăng cơ hội trúng tuyển”.

Ngành “hót” vẫn hút thí sinh

Tại điểm tiếp nhận hồ sơ trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, không khí sôi động hơn nhưng không mắc phải tình trạng quá tải "vỡ trận" như năm ngoái.

Trưởng phòng quản lý đào tạo trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân PGS.TS Bùi Đức Triệu cho biết: “Qua thống kê, những nghành nhận được nhiều hồ sơ nhất vẫn là các nghành Kế toán, Kinh tế quốc tế,... những nghành này thường thì điểm chuẩn đầu vào sẽ cao hơn các nghành khác nhưng nhìn chung điểm chuẩn năm nay sẽ không tăng so với năm ngoái”.

vang thi sinh dang ky xet tuyen dai hoc trong ngay nop ho so cuoi cung 679

Thí sinh đến trường nộp đăng ký xét tuyển.

Tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sáng nay lượng thí sinh đến đăng ký cũng không đông.

“Những ngày cuối đăng ký xét tuyển lượng hồ sơ ngày càng ít. Nhất là hôm nay, mặc dù ngày cuối nhưng phòng đăng ký cũng chỉ có vài bạn đến đăng ký” em Ngô quang Sơn, sinh viên tình nguyện, phụ trách hỗ trợ các thí sinh đến làm hồ sơ xét tuyển chia sẻ.

Theo tìm hiểu của PV, hầu hết những thí sinh đi nộp hồ sơ trong ngày cuối cùng này đều là những thí sinh sống tại Hà Nội và các khu vực lân cận như Bắc Ninh, Hà Nam…

“Hôm nay em với mẹ mới đến nộp hồ sơ, vì còn muốn chờ đợi xem các trường lượng thí sinh đăng ký vào đâu đông nhất để lựa sức mình. Mặt khác, nhà em ở Hà Nội, nên việc đi lại rất thuận lợi, đi ngày cuối đỡ đông”.

Được biết trong số nhiều ngành đào tạo tại trường Sư phạm, thì 2 ngành Giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non thuộc diện 2 ngành “hót”. Từ vài năm nay, lượng thí sinh nộp hồ sơ vào hai ngành này khá nhiều, chính vì vậy điểm sàn khá cao.

vang thi sinh dang ky xet tuyen dai hoc trong ngay nop ho so cuoi cung 679
GS. TS. Thầy Nguyễn Văn Minh chia sẻ với phóng viên

Năm 2015, thi ngành giáo dục mầm non, gồm 3 môn Toán, Ngữ Văn và Năng khiếu, điểm đầu vào là 22,25 điểm. Ngành Giáo dục tiểu học, thi 3 môn Toán, Ngữ Văn và Sử, điểm đầu vào là 23,75 điểm.

Trao đổi với phóng viên, em Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1988, (Hà Nội), nộp hồ sơ ngành Giáo dục tiểu học cho biết: “Tính em kiên nhẫn lại rất thích chơi với trẻ con, nên em quyết định nộp hồ sơ ngành Giáo dục mầm non. Với tổng điểm 3 môn đạt 22 điểm, nên em khá tự tin là mình sẽ trúng tuyển”.

GS. TS. Thầy Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường Đại Học Sư Phạm cho biết. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng hồ sơ xét tuyển Đại học của các thí sinh đã vượt chỉ tiêu nhà trường đề ra. Tính đến chiều ngày 11/8, trường đã nhận 4208 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường lấy 2900 thí sinh.

Lý giải về việc 2 ngành Giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non luôn là hai ngành được thí sinh lựa chọn nhiều, thầy Minh cho biết: “Chỉ tiêu tuyển sinh của trường đối với 2 ngành này không nhiều, nhà trường có chế độ đào tạo tốt. Vì vậy khi ra trường, các sinh viên đều có việc làm”.

chọn
Lộ diện các khoản lỗ lớn quý đầu năm, nhóm bất động sản chiếm sóng
Có thể nói đây là một quý đầu năm hiếm hoi ghi nhận nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong ngành báo lỗ.