Vì sao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ?

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ do năng lực của Tổng thầu còn hạn chế.
vi sao du an duong sat cat linh ha dong cham tien do
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ do năng lực của Tổng thầu còn hạn chế. Ảnh: Di Linh

Theo báo cáo "Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2016" của Chính phủ trình Quốc hội, tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn vay ODA tại một số dự án có tổng mức đầu tư lớn còn nhiều bất cập, tiến độ thực hiện chậm, gây lãng phí vốn .

Cụ thể, Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh- Hà Đông điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, dự án chậm tiến độ do năng lực của Tổng thầu còn hạn chế;…

Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng, trong đó vốn vay 16.485 tỷ đồng (khoảng 110.448 triệu JPY); vốn đối ứng 3.070 tỷ đồng (khoảng 20.575 triệu JPY).

Trong quá trình thực hiện, phải đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư 51.750 tỷ đồng, chênh lệch tăng 32.195 tỷ đồng, trong đó: vốn vay 45.022 tỷ đồng (173.283 triệu JPY); việc thực hiện dự án bị kéo dài thời gian.

vi sao du an duong sat cat linh ha dong cham tien do 'Chôm' bản đồ ga tàu Cát Linh - Hà Đông: Ban QLDA nhắn tin... xin lỗi

Về vụ "chôm" bản đồ ga tàu Cát Linh - Hà Đông, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) đã gửi lời xin ...

Cũng theo báo cáo của chính phủ, việc mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện làm việc, nhất là ô tô công đã có những chuyển biến rõ rệt, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm.

Cụ thể có 73 bộ, ngành, địa phương đã công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung và thực hiện mua sắm theo quy định; đẩy mạnh thực hiện việc rà soát, sắp xếp số xe ô tô hiện có theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ.

Một số bộ, địa phương đã thực hiện thí điểm áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công, góp phần tiết kiệm chi NSNN, như: Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội...

Tuy nhiên, việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, xe ô tô công có lúc, có nơi chưa nghiêm.

Phương thức trang bị chủ yếu vẫn là mua sắm, đầu tư từ NSNN, chậm được đổi mới; việc xử lý tài sản còn xảy ra thất thoát, lãng phí, nhất là đối với xe ô tô công (như bán thanh lý không qua đấu giá,…).

Còn tình trạng đầu tư, trang bị tài sản, thiết bị làm việc không phù hợp với nhu cầu, dẫn đến không sử dụng hoặc ít sử dụng, gây lãng phí...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.