Vì sao ông Trần Đình Long bị 'bật' khỏi danh sách tỉ phú USD thế giới ?

Cập nhật mới nhất từ tạp chí danh tiếng Forbes (3/12) cho thấy, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát đã "bật" khỏi danh sách tỉ phú Việt do Forbes công bố vào năm trước.

Ông Trần Đình Long biến mất khỏi danh sách tỉ phú USD

Theo danh sách công bố mới nhất từ Forbes, hiện tại, Việt Nam chỉ còn ba tỉ phú USD là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với khối tài sản 6,7 tỉ USD, xếp hạng 220 thế giới.

vi sao ong tran dinh long bi bat khoi danh sach ti phu usd the gioi
Danh sách tỉ phú USD trên tạp chí Forbes đã không còn tên ông Trần Đình Long. (Ảnh: Forbes).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet, là người thứ hai trong danh sách tỉ phú USD với khối tài sản 2,6 tỉ USD, đứng thứ 879 thế giới.

Vị tỉ phú USD Việt Nam cuối cùng trong danh sách của Forbes là ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco Group với khối tài sản được định giá 1,7 tỉ USD, xếp hạng 1.332 thế giới.

Trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới Forbes, giá trị tài sản theo thời gian thực của ông Trần Đình Long đã không được cập nhật như ba vị tỉ phú Việt hiện tại. Forbes chỉ ghi giá trị tài sản tại thời điểm ngày 6/3/2018 khi ông Long được Forbes đưa vào danh sách tỉ phú USD.

Trước đó, Forbes mô tả “Ông Trần Đình Long thành lập Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, nhà phân phối phụ tùng và thiết bị máy móc thiết bị tại Hà Nội vào năm 1992. Hòa Phát đang sản xuất thiết bị văn phòng, ống thép, thép xây dựng và được xem là nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam” khi ông Long được vinh danh trong danh sách tỉ phú thứ 4 của Việt Nam.

Tại thời điểm được công bố có tên trên tạp chí Forbes, Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát sở hữu khối tài sản ròng 1,33 tỉ USD, tương đương hơn 30.000 tỉ đồng, xếp hạng 1.756 trong danh sách bảng xếp hạng những tỉ phú giàu nhất thế giới.

Sau 7 tháng từ khi được vinh danh trên Forbes (6/3 - 11/10), khối tài sản ròng của ông Long đã tăng thêm 0,1 tỉ USD, tương đương 2,3 nghìn tỉ VNĐ.

Báo cáo tài chính hợp nhất quí III/2018 ghi nhận, doanh thu thuần của Tập đoàn Hòa Phát đạt 41.450 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế thu về 8.033 tỉ đồng; tăng 1.945 tỉ đồng so với cùng kì năm 2017. Kết quả kinh doanh hợp nhất quí III đen về cho Hòa Phát lợi nhuận sau thuế 6.833 tỉ đồng; tăng 1.219 tỉ đồng so với cùng thời điểm năm 2017.

Dù tình hình kinh doanh của tập Đoàn Hòa Phát vẫn được duy trì ổn định nhưng giá cổ phiếu giảm sâu khiến tài sản cá nhân của ông chủ tập đoàn cũng bốc hơi không ít.

Giá cổ phiếu ngược chiều tình hình kinh doanh Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2018, giá cổ phiếu HPG giảm sâu 2,9% xuống 33.200 đồng/CP, phá đáy của năm 2018 xác lập ngày 12/7/2018 là 33.750 đồng/CP. Như vậy, sau khi lập đỉnh vào ngày 1/3 (47.640 đồng/CP) giá cổ phiếu HPG đã giảm hơn 30% bất chấp tình hình nội tại của doanh nghiệp vẫn rất tích cực.

Các nhóm ngành kinh doanh giữ vững nhịp tăng trưởng. Thép xây dựng Hòa Phát đã cho ra thị trường gần 1,7 triệu tấn, tăng gần 7% so với cùng kì. Dự kiến hết năm 2018, con số này sẽ là 2,3 triệu tấn.

Hòa Phát đang tập trung cho tiến độ hoàn thiện Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Dung Quất nhằm đạt tổng công suất 4 triệu tấn thép xây dựng vào năm 2019 và 5 triệu tấn thép xây dựng từ 2020. Sau khi dự án hoạt động ổn định, thị phần thép xây dựng Hòa Phát dự kiến sẽ chiếm ít nhất 30% toàn thị trường.

Trong lĩnh vực bất động sản, dự án Mandarin Garden 2 đã bàn giao căn hộ cho khách hàng với phần lớn tổng số căn, đồng thời hoàn thiện nốt các hạng mục tiện ích, nội thất dự án chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội nhằm bàn giao căn hộ cho khách hàng vào tháng 12 tới.

Trong quý IV, Hòa Phát lập kỷ lục bán hàng khi tháng 10 Tập đoàn này tiêu thụ 250.000 tấn thép xây dựng. Đây là cột mốc mới sau 18 năm làm thép xây dựng của Tập đoàn này.

Cổ phiếu Hòa Phát suy giảm từ đầu năm 2018

Dù kinh doanh khá tốt những giá cổ phiếu liên tục mất điểm khiến tài sản sản cá nhân của ông chủ tập đoàn sụt giảm tương đối khi sở hữu 534 triệu cổ phiếu Hòa Phát.

Điều này đi ngược với kỳ vọng vào thời điểm ông Long chính thức xuất hiện vào danh sách tỉ phú của Forbes. Cụ thể, hồi tháng 3/2018, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng mạnh mẽ. Từ ngưỡng giá dưới 30.000 đồng hồi đầu cuối năm 2017, đầu năm 2018 (tính theo giá đã điều chỉnh chia cổ tức), cổ phiếu HPG đã tăng mạnh mẽ lên mức 48.000 đồng tương ứng mức tăng 60% trong khoảng hơn 2 tháng.

Đà tăng cổ phiếu HPG ở thời điểm này giúp tài sản trên sàn của ông Trần Đình Long cán mốc tỉ USD. Tuy nhiên khối tài sản có giá trị này chỉ nằm trên ranh giới tỉ USD nên để duy trì ổn định trong bảng danh sách là rất khó vì một biến động nhỏ của thị trường chứng khoán cũng khiến tài sản tuột khỏi mốc được công nhận.

Và thực tế đã chứng minh ngay sau đó, khi giá trị cổ phiếu của HPG lao dốc bất ngờ. Cổ phiếu HPG bứt phá giúp cho ông Trần Đình Long vào danh sách tỉ phú USD thì chỉ 9 tháng sau đó giá cổ phiếu này đã đánh rơi 30% giá trị.

Áp lực giảm điểm của HPG chủ yếu do khối ngoại bán cổ phiếu này thời gian gần đây.

Thông tin quỹ PENM III đăng ký bán 20 triệu cổ phiếu HPG từ ngày 16/11 đến 14/12 tạo áp lực lên tâm lý cổ đông của Hòa Phát. Cổ phiếu HPG gặp áp lực khi các cổ phiếu khác trong ngành như HSG, NKG giảm mạnh xuống dưới mệnh giá, cổ phiếu HSG hiện tại thậm chí còn 6.600 đồng/cp. Tài sản của tỉ phú Trần Đình Long cũng vì thế mà rơi rớt từ ngưỡng "tỉ phú đô la" còn 17.735 tỉ đồng tính đến cuối tuần trước.

Cổ phiếu giảm vì tương lai tiêu cực của ngành Sau chuỗi ngày thịnh vượng của ngành thép là chuỗi ngày đón nhận nhiều thông tin bất lợi. Thép là một trong những mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh thương mại, cụ thể là chịu ảnh hưởng từ mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ, cho phép Tổng thống Mỹ có thể áp dụng biện pháp hạn chế đối với hàng nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia mà không cần có sự chấp thuận của Quốc hội.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ mọi khu vực vào Mỹ, quyết định trên đã có hiệu lực từ tháng 5/2018. Việt Nam là một trong những nước chịu mức thuế suất này.

Cùng với đó, thông tin thị trường bất động sản giảm tốc đã khiến kỳ vọng vào ngành thép của nhà đầu tư giảm sút. Liên hệ với tập đoàn Hòa Phát hiện nay thì tác động này cũng khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều thách thức nhất là về giá cổ phiếu.

Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán Bảo Việt cho rằng điều đáng lo ngại tại Hòa Phát là triển vọng mảng tôn mạ và ống thép hiện tại không khả quan như dự kiến.

Cụ thể, giá tôn Trung Quốc bán tại Việt Nam mặc dù đã bị áp thuế nhưng vẫn thấp hơn khoảng 7% so với giá tôn nội địa. Trong khi nguồn cung đang dư thừa do các doanh nghiệp đầu ngành tăng mạnh công suất giai đoạn 2017-2018, kết hợp cùng việc bị chống bán phá giá ở nhiều nước trên thế giới khiến triển vọng ngành tôn mạ kém khả quan.

Ngoài ra, tăng trưởng ống thép có dấu hiệu chậm lại và có thể đi vào trạng thái ổn định thay vì tăng trưởng nóng như 5 năm về trước. Rõ ràng việc nhìn nhận về cơ hội của cổ phiếu ngành thép trong tương lai là khá tiêu cực. Điều này có thể lý giải tại sao cổ phiếu HPG lại giảm điểm mặc dù tình hình kinh doanh mới được báo cáo là khá ấn tương.

"Ông Vua" ngành thép Việt làm nhiều hơn nói

Ông Trần Đình Long (sinh năm 1961) tại tỉnh Hải Dương. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội).

vi sao ong tran dinh long bi bat khoi danh sach ti phu usd the gioi

Ông Long khởi nghiệp với Hòa Phát từ năm 1992, khi thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát và giữ vị trí Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc công ty. Từ năm 1996, ông là Chủ tịch HĐQT của các công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát.

Năm 2015, ông là người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán với tổng tài sản gần 5.500 tỉ đồng. Năm 2016, ông là người giàu thứ ba với tổng tài sản lên tới hơn 10.000 tỉ đồng. Tính đến tháng 3/2018, tài sản từ chứng khoán của ông đạt trên 24.000 tỉ đồng từ cổ phiếu HPG nắm giữ.

Ông Trần Đình Long là lãnh đạo cao nhất tại Hòa Phát, nắm giữ 381,5 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 25,1% vốn doanh nghiệp. Riêng số cổ phiếu ông Long nắm giữ trên sàn chứng khoán có giá trị lên tới 26.800 tỉ đồng, xấp xỉ 1,18 tỉ USD. Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng nắm giữ tới 110,5 triệu cổ phiếu, tương đương 7,2% vốn.

Hòa Phát cũng đã lấn sân sang lĩnh vực nội thất, điện lạnh, bất động sản, nông nghiệp, tôn mạ và vừa tiếp nhận siêu dự án thép trị giá 3 tỉ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).

Năm 2003, Hòa Phát là nhà tài trợ chính cho Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và lấy tên CLB Hòa Phát Hà Nội. Sau ba năm thành lập, Hòa Phát Hà Nội chuyển sang mô hình chuyên nghiệp và chính thức được chuyển giao cho CTCP bóng đá Hòa Phát quản lí.

Đến tháng 9/2011, ông Long đã rút khỏi mảng bóng đá, giải thể CLB Hòa Phát Hà Nội, chuyển giao nhân sự lại cho CLB bóng đá Hà Nội ACB.

vi sao ong tran dinh long bi bat khoi danh sach ti phu usd the gioi CEO Vietjet Air: Nữ tỉ phú tự thân và ước mơ máy bay giá rẻ cho người Việt

Với tài năng và bản lĩnh khác biệt, nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã đưa Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ ...

vi sao ong tran dinh long bi bat khoi danh sach ti phu usd the gioi Bất ngờ với số tiền các tỉ phú USD Việt Nam kiếm được trong một ngày

Cập nhật mới nhất từ tạp chí danh tiếng Forbes (11/10) cho thấy, khối tài sản ròng của 4 tỉ phú USD Việt Nam đã ...

vi sao ong tran dinh long bi bat khoi danh sach ti phu usd the gioi Trò chuyện với tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng

Trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất VN; Chủ tịch tập đoàn lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới do tạp chí ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030
Hà Nam là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.