Việt Nam xuất siêu kỉ lục 13,5 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm

Tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỉ USD và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỉ USD. Cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỉ USD. Con số này gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kì năm 2019 là 5,47 tỉ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 50,4 tỉ USD, trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 27,7 tỉ USD, tăng 11,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 22,7 tỉ USD, tăng 2,8% so với tháng trước.

Với sự khởi sắc này, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 336,92 tỉ USD. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỉ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỉ USD, giảm 2,4% so với cùng kì 2019.

Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỉ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kì năm 2019 là 5,47 tỉ USD.

Trong đó, nhóm hàng điện thoại và linh kiện dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu và cũng có mức tăng cao so với tháng 7/2020 với gần 5,35 tỉ USD, tăng tới 24,8%.

Tính chung 8 tháng đầu năm, nhóm hàng này dù vẫn duy trì vị thế số một đạt gần 31,6 tỉ USD nhưng kim ngạch giảm 5,4% so với cùng kì 2019.

5 nhóm hàng xuất khẩu khác đạt kim ngạch từ 1 tỉ USD trở lên gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ.

Về hoạt động nhập khẩu, nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 6 tỉ USD, tăng 7,6% so với tháng trước. 

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhóm hàng này đạt 38,75 tỉ USD, tăng 15,6%, tiếp tục là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.