Xót xa người đàn ông tâm thần sống đơn độc trong ngôi nhà không có gì ngoài rác do chính hàng xóm thẳng tay vứt vào

Người đàn ông tâm thần sống cô quạnh trong một ngôi nhà nằm trên phố Trương Định, hàng ngày đối mặt với nỗi sợ hãi vì bị hàng xóm hơn 10 năm ném rác vào nhà.
xot xa nguoi dan ong tam than song don doc trong ngoi nha khong co gi ngoai rac do chinh hang xom thang tay vut vao
Người dân xung quanh thản nhiên vứt rác trước của nhà anh Lên. (Ảnh Chí Hiếu)

Chúng tôi có mặt trong con ngõ 396 Trương Định (quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội), nơi đây có một người đàn ông tâm thần đã cả thập kỷ trôi qua sống trong ngôi nhà cũ kỹ, đổ nát, không có điện, không có nước, sống cuộc đời tủi nhục khi bị chính những người hàng xóm bất nhân mỗi ngày ném đủ thứ rác thải sinh hoạt trước cửa nhà, mùi hôi thối của rác như cô lập anh với thế giới xung quanh.

Ngồi co mình bên một góc phố, anh Phạm Tiến Lên (48 tuổi) dường như chỉ còn biết "vô cảm" đối diện với cảnh tượng căn nhà của mình đã hơn 10 năm nay được nhiều người coi là nơi "cố định" để vứt rác hàng ngày.

xot xa nguoi dan ong tam than song don doc trong ngoi nha khong co gi ngoai rac do chinh hang xom thang tay vut vao
Công nhân dọn vệ sinh ngày nào cũng phải vất vả để thu gom đống rác trước nhà anh Lên. (Ảnh Chí Hiếu)

Lại gần để bắt chuyện, anh Lên đang lẩn mẩn lật từng tờ báo giấy bỗng thốt lên "Sơn La này... đang lũ này...", người dân sống xung quanh họ bảo đó là sở thích của anh ấy, cứ ngồi thơ thẩn đọc báo cả ngày như vậy chứ cũng chẳng nhận thức được điều gì.

Khi được hỏi về "ngôi nhà của anh sao lại có quá nhiều rác tới vậy?", anh Đức chỉ nói "người ta vứt rác vào đấy, nhiều chuột lắm anh đừng vào,... tôi không cho họ vứt là họ chửi tôi, đánh tôi...".

Cuộc sống bất hạnh của người đàn ông tâm thần

Là con thứ trong một gia đình có 4 anh em, được cha đặt cho cái tên đầy ý nghĩa Phạm Tiến Lên (gắn với thời gian anh sinh ra năm 1969 là thời điểm chiến thắng Xuân Mậu Thân lịch sử). Năm 22 tuổi anh Lên đi nghĩa vụ, sau 3 năm phục vụ trong quân đội, khi về nhà không may lại mắc căn bệnh thần kinh phân liệt.

Từ khi mắc bệnh, anh sống cùng người mẹ già trong căn nhà nhỏ khoảng 18m2 ở cuối ngõ 396 Trương Định. Sau khi mẹ mất, anh Phạm Hồng Quang (anh trai thứ 2 của anh Lên) đã đưa em mình đi chạy chữa tại nhiều trung tâm điều trị tâm thần nhưng chỉ một thời gian ngắn đều phải đưa anh về do sức khoẻ anh Lên quá yếu.

Sau đó, anh Quang cũng đã đưa em mình về nhà ở cùng nhưng anh Lên không chịu, nên gia đình đành phải đưa anh Lên về ngôi nhà cũ của bố mẹ sống một mình, hàng ngày 2 bữa mang cơm đến cho anh.

xot xa nguoi dan ong tam than song don doc trong ngoi nha khong co gi ngoai rac do chinh hang xom thang tay vut vao
Ngôi nhà tồi tàn là nơi nương náu của anh Lên trong hàng chục năm qua. (Ảnh Chí Hiếu)

Sống lẻ loi trong ngôi nhà cũ nát, ẩm thấp, ở góc nhà là vài bộ quần áo và một chiếc chăn đã bốc mùi khó chịu. Hàng ngày thay vì nhận được sự thăm hỏi, để tâm từ những người hàng xóm xung quanh, thì anh lại phải chịu sự vô cảm.

Ai có thể ngờ cứ buổi chiều hàng ngày, vài chục hộ dân cư xung quanh ai nấy trên tay một túi rác đến gom thành đống trước cửa nhà anh Lên, thậm chí có nhiều người đi xe máy qua ném cả bọc rác lớn vào thẳng nhà rồi vội vít ga phóng đi.

Chính quyền phường đã nhiều lần vận động người dân, treo thông báo không được vứt rác thế nhưng sự vô cảm và "thói quen" hàng chục năm nay đã khiến những tấm biển trở nên vô giá trị.

Sẽ xử nghiêm những người vứt rác vào nhà người đàn ông tâm thần

Để tìm hiểu về câu chuyện này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nam Hà - Tổ trưởng tổ dân phố 38, phường Trương Định, ông Hà cho hay: "Ở đây có nhiều phòng trọ, chung cư mini, một số hộ dân thiếu ý thức vẫn vứt rác sinh hoạt bừa bãi.

Chỗ nhà anh Lên không phải là chỗ tập kết rác nhưng nhiều người vẫn cố vứt rác ra đó, bởi hàng ngày xe chở rác thường dừng ở đó để thu gom rác, tình trạng này chúng tôi cũng đã tiến hành nhắc nhở người dân, có biển báo nhưng chỉ sau một thời gian lại tái diễn".

xot xa nguoi dan ong tam than song don doc trong ngoi nha khong co gi ngoai rac do chinh hang xom thang tay vut vao
Đến một người tâm thần cũng phải sợ hãi, không muốn về ngôi nhà đang có quá nhiều rác (Ảnh Chí Hiếu)

Trường hợp của anh Phạm Tiến Lên các cấp chính quyền đã tạo điều kiện để trong thời gian sớm nhất có thể đưa anh đến trung tâm chăm sóc, "đợt vừa qua chúng tôi cũng đã có cuộc họp giữa Sở Lao động, cán bộ cấp quận, phường và gia đình anh Lên, chúng tôi cũng thông nhất và gia đình đã đồng ý là có thể đưa anh Lên đến cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần, như trường hợp của anh Lên mọi chi phí sẽ được cơ sở chu cấp đến suốt đời, gia đình chỉ cần những ngày lễ đến thăm anh ấy là được.

Cho đến thời điểm này anh Lên vẫn ở tạm tại nhà cũ, chỉ cần gia đình gọi điện thông báo là chúng tôi sẽ đưa anh ý đến trung tâm điều trị luôn", ông Nguyễn Nam Hà chia sẻ.

Ngay sau khi anh Lên rời đi, chính quyền địa phương cũng sẽ tiến hành dọn dẹp ngôi nhà và xử lý nghiêm đối với những trường hợp cố tình vứt rác tại đây, vị tổ trưởng tổ dân phố 38 (phường Trương Đinh, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) khẳng định.

xot xa nguoi dan ong tam than song don doc trong ngoi nha khong co gi ngoai rac do chinh hang xom thang tay vut vao Làng ven bãi rác lớn nhất Hà Nội, ngày thu về ngót 1kg... ruồi

Ăn không dám bày mâm, ngày không dám mở cửa là những hình ảnh đang tồn tại ở xã Nam Sơn do số lượng ruồi ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.