Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng cũng như các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn hiện nay, vấn đề liên kết vùng đặt ra như là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Xác định được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng, các địa phương cần xem việc liên kết vùng là động lực cho sự phát triển của mình cũng như các tỉnh thành trong vùng, của cả nước. Từ đó, xác định được các mục tiêu, giải pháp cụ thể để hoàn thiện thể chế cũng như các kênh liên kết phù hợp, hiệu quả cao.
Vấn đề cần quan tâm là kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông - một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nút thắt lớn nhất đối với sự phát triển của vùng là sự yếu và thiếu của hệ thống giao thông kết nối nội vùng, kết nối vùng với các thành phố lớn, vùng động lực như TP HCM, Hà Nội, vùng Đông Nam bộ…
Liên kết góp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các vùng kinh tế- xã hội trong cả nước nói chung, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng.
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.