Với việc 19 tập đoàn, tổng công ty lớn sẽ được chuyển về ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp quản lý (Siêu ủy ban), Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng hướng dẫn việc chuyển giao này.
Theo đó, Siêu ủy ban này sẽ trực tiếp nhận chuyển giao từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV)... ; Bộ Thông tin & Truyền thông chuyển giao Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone; Bộ Giao thông chuyển giao
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không...
Về nhân sự, dự thảo đề xuất phương án Siêu ủy ban sẽ chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ hoặc theo phân cấp thực hiện để cử, bổ nhiệm các chức danh người quản lý, điều hành doanh nghiệp, người đại diện vốn, kiểm soát viên theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, riêng kiểm soát viên tài chính sẽ do Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm.
Dự thảo cũng quy định, trong quá trình chuyển giao và sau khi đã ký biên bản chuyển giao, nếu cơ quan thẩm quyền chưa sắp xếp, bố trí công tác hoặc bổ nhiệm thay thế, nhân sự đang giữ những chức danh cũ tại doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo bổ nhiệm trước đó. Trong trường hợp này, ủy ban sẽ thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
Với quyết định chuyển 19 "ông lớn" doanh nghiệp nhà nước về Siêu ủy ban, khoảng 1,5 triệu tỷ đồng tổng tài sản và 820.000 tỷ đồng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước mà các doanh nghiệp này đang nắm giữ sẽ được đưa vào thị trường theo đúng cam kết.
Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Dự kiến lượng vốn nhà nước mà Uỷ ban 'quản' khoảng 5,4 triệu tỷ đồng.
Tổ công tác về thành lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng.
Giữa tháng 2/2018, lãnh đạo Chính phủ đã trao quyết định bổ nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho ông Nguyễn Hoàng Anh, cựu Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng.
Ngoài SCIC, 20 tập đoàn sẽ chuyển về ‘siêu’ Ủy ban quản lý vốn nhà nước
21 tập đoàn, tổng công ty đã có tên trong danh sách đề xuất doanh nghiệp nhà nước thuộc diện chuyển giao quyền đại diện ... |