Chiều nay (12/11), Bộ Thông tin & Truyền thông đã chính thức bàn giao hai đơn vị là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban).
Hai doanh nghiệp Nhà nước này có tổng tài sản hơn 128.000 tỉ đồng, với tổng vốn chủ sở hữu hơn 87.200 tỉ. Trong đó, vốn chủ sở hữu của VNPT là hơn 72.200 tỉ đồng, còn vốn chủ sở hữu của MobiFone là 15.000 tỉ.
Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông - Nguyễn Mạnh Hùng, việc chuyển giao các doanh nghiệp lớn về Ủy ban quản lý vốn là sự thay đổi trong cách quản trị, tách bạch giữa quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Việc tập hợp đầu mối quản lý về một đơn vị sẽ tạo lên sức mạnh lớn cho các doanh nghiệp nhà nước. Riêng với VNPT và MobiFone, mặc dù chuyển giao về Siêu ủy ban, song Bộ Thông tin & Truyền Thông vẫn quản lý về ngành. Với vai trò đó, Bộ sẽ tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành nói chung và của hai doanh nghiệp này nói riêng.
Nhắc đến vai trò quản lý của Siêu ủy ban, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu sau khi nhận bàn giao, việc quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước cần chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước, với đích cuối cùng là tái cơ cấu, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước, thay đổi phương thức quản lý.
Với VNPT và MobiFone, Phó thủ tướng đánh giá đây là hai doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển của ngành công nghệ thông tin, đóng vai trò trong việc triển khai kinh tế số, mô hình kinh doanh chia sẻ, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.
Với VNPT, doanh nghiệp này cần đẩy mạnh việc triển khai đề án tái cơ cấu được phê duyệt đầu năm 2018, hướng tới mục tiêu cổ phần hóa trong năm tới. Với MobiFone, lộ trình cổ phần hóa đúng ra đã được thực hiện trong năm 2018 nhưng đã bị chậm lại do những tồn tại trong thương vụ với AVG. Phó thủ tướng yêu cầu sau khi chuyển giao về Siêu ủy ban, MobiFone cần tích cực giải quyết những vướng mắc để sẵn sàng cho quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới.
Bộ Công Thương bàn giao 6 "ông lớn" Nhà nước về Siêu Uỷ ban
PVN, EVN, TKV, Petrolimex, Vinachem và Vinataba chiếm một nửa tổng vốn Nhà nước của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước. |
'Ông lớn' TKV làm ăn ra sao trước khi chuyển về 'siêu' uỷ ban quản lý vốn?
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018, TKV cho biết: Doanh thu ước đạt 92.896 tỉ đồng, lợi nhuận ... |
Chân dung dàn lãnh đạo 'siêu ủy ban' quản lý hàng triệu tỷ đồng vốn Nhà nước
Về nhân sự của Ủy ban vốn được dư luận rất quan tâm, cho đến thời điểm hiện tại đã cơ bản kiện toàn, trong ... |