ABBank không còn là cổ đông lớn của EVN

Sau giao dịch, lượng cổ phiếu EVF do ABBank sở hữu giảm xuống còn 13,16 triệu đơn vị (tỉ lệ 4,97%), đồng thời ngân hàng không còn là công đông lớn của EVN Finance.
ABBank bán ra 9,1 triệu cổ phiếu EVF, thu về khoảng 71 tỉ đồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: ABBank)

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) thông báo đã bán ra 9,1 triệu cổ phiếu EVF của Công ty Tài chính Cổ phần điện lực (EVN Finance). Sau giao dịch, lượng cổ phiếu EVF do ABBank sở hữu giảm từ 22,26 triệu đơn vị (tỉ lệ 8,4%) xuống còn 13,16 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 4,97%). Do đó, ABBank không còn là cổ đông lớn của EVN Finance.

Dữ liệu giao dịch cho thấy, ngày 22/9/2020 có 9,1 triệu cổ phiếu EVF được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị đạt 70,98 tỉ đồng, tương ứng giá thỏa thuận bình quân 7.800 đồng/cổ phiếu.

EVN Finance cho biết hoạt động thoái vốn của ABBank nhằm tuân thủ theo Thông tư số 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước về việc qui định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, Thông tư qui định: Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác.

Động thái bán bớt vốn của ABBank diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã công bố lộ trình thoái toàn bộ vốn tại EVN Finance.

Theo đó, EVN thông báo bán đấu giá toàn bộ 2,65 triệu cổ phần sở hữu tại EVN Finance với mức giá khởi điểm 17.411 đồng/cp, gấp khoảng 2,3 lần thị giá cổ phiếu EVF đang được giao dịch trên UPCoM và gấp 2,3 lần giá thoái bình quân của ABBank. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 8h30 ngày 26/10 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

EVN cho biết việc thoái vốn này nhằm thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phề duyệt. 

Trước đó, EVN cũng đã bán đấu giá thành công 43,75 triệu cp EVF vào năm 2017 và 2019, thu về 510 tỉ đồng.

EVN Finance được thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 2.500 tỉ đồng. Nhiệm vụ chính của EVN Finance là quản trị vốn cho các dự án điện thuộc EVN và các đơn vị thành viên, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đơn vị ngành điện và các đơn vị thuộc thành phần kinh tế khác.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế công ty đạt 91,8 tỉ đồng, tăng 10,8% so với cùng kì 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 86,8 tỉ đồng, tăng 29,1%.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của EVN Finance đạt 23.695 tỉ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 10.224 tỉ đồng, tăng 3,5%. Tiền gửi của khách hàng giảm 18,9% xuống mức 3.767 tỉ đồng.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.