Google đã ra mắt phiên bản chính thức của hệ điều hành Android O cho di động. Trang web giới thiệu của hãng đặt đồng hồ đếm ngược tới lúc diễn ra sự kiện, kèm theo đó là thông điệp, "Android O đang đáp xuống trái đất cùng với nhật thực, mang theo một số siêu năng lực mới!".
Phiên bản chính thức có nhiều thay đổi, cập nhật các tính năng mới so với phiên bản Nougat trước đây.
Android O đem đến nhiều tính năng mới, tuy nhiên đáng kể nhất vẫn là hệ thống với mức độ hiệu năng và tiết kiệm pin. Không quá khi cho rằng phiên bản này là hệ điều hành Android giống với iOS nhất ở khả năng duy trì pin xuất sắc trong chế độ nghỉ.
Android O ưu tiên việc giới hạn các ứng dụng nền, cho phép giải phóng wakelock (một cơ chế về dịch vụ quản lý pin trên hệ điều hành Android) khi ứng dụng đi vào trạng thái lưu trữ. Điều này đồng nghĩa với việc các ứng dụng nền sẽ không hao tốn pin nữa.
Bên cạnh đó, các phần mềm sẽ hạn chế cập nhật vị trí. Điều này áp dụng với tất cả ứng dụng, kể cả Google Play Services, phần mềm chuyên lạm dụng dịch vụ định vị. Những cải tiến nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò lớn, trở thành một trong các tính năng mới quan trọng nhất của Android O.
Tính này được sử dụng khi người dùng vuốt từ mép trên màn hình xuống, một số biểu tượng trạng thái hiển thị. Thông tin gồm có tình trạng Wi-Fi, Bluetooth, lượng pin hiện tại,...
Thêm nữa, các ô cài đặt nhanh có thể hiển thị ở dạng menu, như Wi-Fi và Bluetooth với một dòng kẻ ở ngay dưới ô.
Hình ảnh icon được thêm hiệu ứng trôi và đẩy lên sinh động.
Nhờ sự cải tiến của nhà phát triển, icon sẽ có hình dáng khác nhau trên các thiết bị khác nhau. Ví dụ như ứng dụng có hình bầu dục trên máy thứ nhất, lại có hình vuông trên máy thứ 2 và có hình tròn trên máy thứ 3.
Bên cạnh hình nền mới "long lanh" hơn, một trong những thay đổi mà người dùng sẽ nhận ra đó là lối tắt cho các ứng dụng. Bằng cách chạm và giữ các icon, bảng tương tác được hiện lên, tính năng gần giống cảm ứng lực 3D của Apple.
Google luôn cải tiến để nâng cao trải nghiệm của người sử dụng. Thay đổi trong phiên bản lần này bao gồm nút kích hoạt hoặc vô hiệu hoá thông báo, cho phép người dùng quyết định loại thông báo nào được hiện lên.
Khi chạm và giữ thanh thông báo, hệ thống giao diện người dùng (System UI) hiện ra, chia làm 5 mục gồm thông báo, thông báo chung, tổng hợp, chụp mà hình và bộ nhớ. Người dùng có thể tùy chỉnh loại thông báo của ứng dụng mà mình muốn, chẳng hạn như ngừng nhận thông báo mỗi khi chụp ảnh màn hình.
Việc tinh chỉnh thông báo là một tính năng thú vị trên hệ điều hành mà không gây quá tải. Ngoại trừ các ứng dụng của Google, một số app hỗ trợ kênh thông báo tại thời điểm hiện tại, số còn lại chỉ có mục tổng hợp. Ngoài ra các thông báo cũng có thể đặt vào trạng thái tạm nghỉ bằng cách vuốt sang trái hoặc phải.
Khác với bảng menu trên hệ điều hành Nougat, Android O thay đổi cách bố trí, đồng thời gom một số các mục tương tự nhau vào cùng một menu. Để so sánh, thiết bị chạy Android Nougat có đến 24 mục trong menu, con số này chỉ bằng một nửa trên Android O, nhờ đó sự lộn xộn giảm đi rõ rệt. Người dùng cũng có thể tìm các mục nhờ chiếc kính lúp trên cùng, phía bên phải màn hình.
Ứng dụng cho phép người dùng xem nhiều màn hình một lúc, ví dụ như vừa xem Youtube, vừa nhắn tin cho bạn bè.
Một trong những cải tiến có thể tìm thấy trên tùy chỉnh System UI đó là thay đổi hoặc tạo ra lối tắt cho các ứng dụng, hành động trên màn hình khóa.
Người dùng cũng có thể sửa thanh điều hướng trên tùy chỉnh System UI, gồm có thu gọn, dồn sang trái hoặc phải hoặc thêm 2 nút mới.
Video giới thiệu các tính năng mới trên Android O.
Google sẽ phát hành chính thức Android O vào tuần sau? Sau nhiều tháng thử nghiệm, phiên bản chính thức của Android O (8.0) đã sẵn sàng được Google phát hành vào tuần sau. |
Google cho phép cập nhật hệ điều hành Android O từ tháng 8 Google Pixel và Nexus là những máy đầu tiên có bản cập nhật hệ điều hành Android O, bắt đầu từ tháng 8 này. |
Android O chính thức mở đăng kí dùng thử tự do cho bản Beta, tất cả tối ưu tập trung vào 'phần chìm' của hệ điều hành Tất cả những cải tiến về giao diện trên Android O đều rất nhỏ, Google muốn tập trung tất cả vào phần chìm của tảng ... |