Đường vành đai 3 Phạm Hùng nhìn từ trên cao lúc 8h. Con đường này cùng với Tố Hữu, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Lê Văn Lương... có nhiều nút giao cắt, thường xuyên ùn tắc vào buổi sáng và tan tầm chiều tối. (Ảnh: VnExpress).
Dài 2,7 km, đường Tố Hữu được xem là kiểu mẫu, huyết mạch phía tây nam Hà Nội. Nguyên nhân ùn tắc một phần là hai bên tuyến này có nhiều khu đô thị mới.
Hầm chui Khuất Duy Tiến trong khung giờ cao điểm.
Hầm chui đường Trần Duy Hưng, đoạn qua cửa BigC. Con đường này rộng, kết nối từ Đại lộ Thăng Long vào trung tâm thành phố
Đoàn ôtô rồng rắn trên cầu vượt Hoàng Minh Giám.
Ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám, bốn chiến sĩ đội CSGT số 7 liên tục phân làn, hướng dẫn giao thông.
19h30 phố Trần Duy Hưng, phương tiện vẫn nối đuôi nhau.
Dọc toàn tuyến từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến khu vực Trần Phú (quận Hà Đông), các phương tiện luôn gặp khó khăn bất kể thời gian nào trong ngày. (Nguồn: Zing)
Ngoài ra, tuyến đường ùn tắc không kém Nguyễn Trãi là Nguyễn Xiển. Do khu vực này có làn xuống của đường trên cao nên ôtô thường bị ùn lại, xếp hàng ngang lấn hết đường dành cho xe máy.
Đường Phạm Hùng (đoạn trước cổng Bến xe Mỹ Đình), cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô là một trong những nút mà người tham gia giao thông luôn phải tính toán khi băng qua.
Đường Nguyễn Khánh Toàn thời gian gần đây bỗng trở thành tuyến đường trọng điểm, nơi xe cộ đi về các hướng như Bưởi, Đào Tấn, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy...
Cầu Định Công: Đây là nút giao nối các tuyến đường Định Công, Nguyễn Cảnh Dị, Lê Trọng Tấn thuộc quận Thanh Xuân sang quận Hoàng Mai. Các tuyến đường ở khu vực nối lên cầu rất nhỏ và hẹp nhưng tập trung một lượng lớn ô tô, xe buýt, xe máy, người đi bộ gần như không có vỉa hè. (Nguồn: Vietnamnet).
Ùn tắc giờ cao điểm cũng xảy ra ở đường Hoàng Quốc Việt - Phùng Chí Kiên. Do trên tuyến đường này có nhiều đoạn giao cắt các ngã ba, ngã tư. Tập trung nhiều trường đại học, trung tâm hành chính lớn, chợ.
Tuyến đường gom nối Cổ Linh với cầu Thanh Trì để ra vào trung tâm thủ đô, thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm. Lượng phương tiện lớn đủ cả xe khách, xe tải, xe máy, xe container... đi ngang qua hay từ trên cầu Thanh Trì đi xuống và từ dưới đi lên cầu diễn ra liên tục, trong khi mặt đường lại hẹp.
Phương tiện lưu thông theo 2 hướng ngược chiều nhau trong một đoạn đường không đủ rộng, cộng thêm việc một số xe ở cả 2 hướng cùng di chuyển lên cầu và xe từ trên cầu di chuyển xuống khiến tuyến đường gom dễ xảy ra ùn tắc.
Để cải thiện, giảm tình trạng ùn tắc,Sở GTVT Hà Nội cho hay, thành phố dự kiến sẽ thí điểm dừng hoạt động xe máy tại một trong 2 tuyến đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi. Nếu đạt được tín hiệu khả quan, sẽ áp dụng rộng rãi đề án này tới những tuyến đường khác trong thành phố.