Bạn cần làm gì để giữ nguyên số tài sản đang có khi thất nghiệp?

Trong tình hình nền kinh tế gặp khó khăn, thất nghiệp gia tăng, việc siết chặt chi tiêu cá nhân là điều cực kì quan trọng.
Thất nghiệp thì nên làm gì để bảo vệ tài chính cá nhân? - Ảnh 1.

Thất nghiệp nên làm gì để bảo vệ tài chính cá nhân. (Ảnh: Silvana Magnaghi/Getty Images).

Theo số liệu Tổng cục Thống kê (GSO) công bố hôm 6/10, số liệu về tình hình lao động việc làm trên thế giới cho thấy tình trạng thất nghiệp quí III/2020 đã có dấu hiệu giảm nhiệt so với quí II tại một số quốc gia như Canada, Mỹ, Trung Quốc lần lượt là 10,2%; 8,4%; 5,9%. Tuy nhiên những con số này vẫn còn cao hơn nhiều so với cùng kì năm trước.

Tại Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, có 68,9% người bị giảm thu nhập trong tổng số 31,8 triệu người từ 15 tuổi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, gần 40% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bà Sharon Epperson, phóng viên tài chính cá nhân cấp cao của tờ CNBC, có bài viết chia sẻ: "Nếu bạn bị cho nghỉ việc trong khủng hoảng Covid-19, thì việc suy nghĩ lại cách thanh toán các hóa đơn và tìm cách kiếm tiền để bổ sung vào quĩ tài chính cá nhân là những việc ưu tiên hàng đầu của bạn".

Trong bài viết trên CNBC, bà Epperson chỉ ra một số cách để giúp mọi người lấy lại tinh thần và bảo vệ tài chính của bản thân sau khi mất việc.

Xin trợ cấp thất nghiệp và các chương trình cứu trợ khác

Nhà lập kế hoạch tài chính Carrie Schwab-Pomerantz, một trong những nhà tư vấn tài chính (Mỹ), cho rằng các khoản trợ cấp thất nghiệp và chương trình cứu trợ không thể thay thế hoàn toàn tiền lương của người lao động nhưng chắc chắn sẽ hữu ích.

"Thời gian nhận trợ cấp có thể sẽ trễ hơn dự kiến vì vậy tốt nhất là bạn nên nộp đơn ngay lúc này", Epperson dẫn lời bà Pomerantz.

Nghiêm túc trong việc tìm kiếm công việc mới

Thời điểm này là lúc để xem xét lại có ngành nghề nào khác phù hợp với bạn, không nhất thiết phải là ngành nghề bạn đã từng làm trước đây. "Hãy lùi lại một bước, rời khỏi sự vội vã hàng ngày để ngẫm về những gì bạn mong muốn từ sự nghiệp và cuộc sống của mình", đây là câu nói của chuyên gia hoạch định tài chính Roger Ma tại Lifelaidout LLC.

Để làm được điều này, bà Pomerantz chia sẻ rằng bạn cần phải hình dung về công việc lí tưởng của mình. Phân tích nghề nghiệp có thể phù hợp với kĩ năng, sở thích và yêu cầu lương thưởng. Việc cần làm là mở rộng tầm mắt, trau dồi kĩ năng và cập nhật sơ yếu lí lịch.

Jack Kelly, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của The Compliance Search Group, một công ty tuyển dụng cao cấp cho biết: "Tôi khuyến nghị mọi người nên chủ động xem xét ngay lập tức. Việc của bạn hiện giờ là tìm công việc mới".

Tự thiết lập mạng lưới các công ty, đưa ra danh sách những nơi mà bạn muốn làm việc và gửi sơ yếu lí lịch xin việc.

Giữ thái độ lạc quan cũng rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng lần này, đặc biệt là trong quá trình tìm việc làm. Kelly chia sẻ: "Bạn không có thời gian để buồn bã về việc mất việc làm. Hãy tập trung vào tinh thần, cảm xúc, sức khỏe thể chất và hạnh phúc của mình. Bạn phải tìm cách để luôn giữ sự lạc quan và tập trung".

Quản lí chi tiêu là tối quan trọng

Chia sẻ trên blog cá nhân The Present Writer, chị Nguyễn Phương Chi, tác giả của cuốn sách "Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản", chia sẻ rằng quản lí chi tiêu (budgeting) là tối quan trọng trong mọi hoàn cảnh, nhưng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

"Nếu bạn không biết từng đồng tiền mình kiếm được đã và đang “đi đâu về đâu” thì rất khó có thể hoạch định cho tương lai khi đối diện với thâm hụt kinh tế lớn", chị Nguyễn Phương Chi chia sẻ trên blog.

Theo quan điểm của chị, quản lí chi tiêu bằng "zero-based budget" (thu - chi = 0) là phương pháp đơn giản và tối ưu nhất. "Vợ chồng tôi đã theo đuổi phương pháp này được gần 4 năm nay và nó thực sự đã thay đổi đời sống tài chính của gia đình tôi hoàn toàn", chị Chi viết.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.