Bản đồ quy hoạch giao thông TP HCM mới nhất năm 2023
Thông tin bản đồ quy hoạch giao thông TP HCM sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến quy hoạch giao thông tại 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện trên địa bàn thành phố.
Thông tin quy hoạch giao thông TP HCM
Quy hoạch giao thông TP HCM sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu đất quy hoạch, tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch,...16 quận, 1 thành phố và 5 huyện trên địa bàn. Cụ thể:
Bao gồm 1 thành phố: Quy hoạch giao thông thành phố TP Thủ Đức.
Cùng 16 quận là: Quy hoạch giao thông quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân.
Và thông tin quy hoạch giao thông tại 5 huyện là: Quy hoạch giao thông huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Bình Chánh.
Quy hoạch giao thông TP HCM thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch giao thông của TP HCM hiện nay được căn cứ theo Quyết định số 24/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025. Quyết định này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu và lập điều chỉnh Quy hoạch giao thông TP HCM
- Phạm vi nghiên cứu gồm 8 tỉnh, thành phố trong Vùng thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 30.404 km2.
- Phạm vi, ranh giới lập điều chỉnh Quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095km2.
Tính chất, quan điểm phát triển quy hoạch giao thông TP HCM: Là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.
Quan điểm quy hoạch giao thông TP HCM
- Phát huy vai trò đặc biệt của thành phố trong mối quan hệ với Vùng thành phố Hồ Chí Minh, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế;
- Phát triển hài hòa, đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị; giữa phát triển không gian đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường;
- Phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc; phát huy thế mạnh đặc thù sông nước, đồng thời tạo sức hấp dẫn của đô thị; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Quy hoạch giao thông TP HCM
Một số quy hoạch giao thông TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là:
Về Giao thông đối ngoại
- Giao thông đường bộ: Trục giao thông xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. Bao gồm: 3 đường vành đai (các vành đai số 2, số 3 và số 4); các trục hướng tâm đối ngoại: trục thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu (Xa lộ Hà Nội); trục thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; trục thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (quốc lộ 13); trục quốc lộ 1K - Bình Phước; trục thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (2 tuyến); trục cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ; trục quốc lộ 1 phía Tây; trục thành phố Hồ Chí Minh - Long An (tỉnh lộ 10); trục thành phố Hồ Chí Minh - Gò Công (quốc lộ 50);
- Giao thông đường sắt quốc gia: cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc Nam) khu vực thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom - Bình Triệu, trong đó xây dựng tuyến tránh Biên Hòa về phía Nam và xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao (hoặc đi ngầm) Bình Triệu - Hòa Hưng - Tân Kiên; xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đi Biên Hòa và Lộc Ninh; tuyến đường sắt đôi điện khí hóa cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang kết nối tại ga Thủ Thiêm dự kiến. Xây dựng mới tuyến đường sắt chuyên dụng từ đường sắt quốc gia tới cảng Cát Lái và Hiệp Phước. Tổng cộng có 6 tuyến với tổng chiều dài khoảng 226km;
- Giao thông đường thủy: cải tạo, nạo vét để đảm bảo lưu thông cho hai luồng sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp ra biển; bốn luồng sông đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; một luồng đi Bến Súc, đảm bảo đạt tiêu chuẩn sông cấp III;
- Giao thông đường không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng công suất khoảng 20 triệu hành khách/năm. Phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay đủ khả năng tiếp nhận các máy bay hiện đại hoạt động 24/24 giờ. Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với công suất 100 triệu hành khách/năm.
Giao thông đối nội TP HCM
Đường đô thị:
- Đối với các quận nội thành cũ các trục giao thông giữ nguyên mặt cắt ngang hiện hữu chỉ cải tạo, nâng cấp mặt đường đảm bảo lưu thông cho các loại phương tiện;
- Đối với các khu đô thị mới tại các quận mới và huyện ngoại thành khi xây dựng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế mặt cắt ngang đường theo cấp và loại đường đô thị.
- Đường sắt đô thị: kết hợp sử dụng các tuyến đường sắt quốc gia cho chạy tàu ngoại ô và xây dựng 2 tuyến đường sắt nhẹ: tuyến Trảng Bàng - Tân Thới Hiệp, kết nối tại ga Tân Thới Hiệp; tuyến Thủ Thiêm - Nhơn Trạch - Cảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối tại ga Thủ Thiêm.
- Giao thông đường thủy: cải tạo, nạo vét để bảo đảm lưu thông cho hai tuyến vành đai thủy đạt tiêu chuẩn kênh sông cấp IV, V. Xây dựng các cảng sông là cảng hàng hóa, gồm cảng Phú Định tại quận 8, cảng Nhơn Đức tại huyện Nhà Bè; cảng hành khách tại quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè.
Những thông tin mới nhất về quy hoạch giao thông tại TP HCM đều được cập nhật nhanh chóng và chính xác. Các bạn có thể thường xuyên truy cập để theo dõi những thông tin mới nhất về quy hoạch giao thông TP HCM tại trang.