Bản đồ quy hoạch giao thông TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bản dự thảo)

Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được UBND thành phố trình thẩm định tháng 5 vừa qua.

Quy hoạch đưa ra phương án phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn TP HCM. Theo đó, thành phố dự kiến ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với mô hình TOD; phấn đấu tỷ lệ giao thông công cộng đạt 20 - 25% năm 2030 và 50 - 60% năm 2050; thúc đẩy phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại trên nền tảng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Về phương án phát triển mạng lưới giao thông.đường bộ, thành phố có 4 tuyến cao tốc: CT01, CT29, CT31, CT33 (121 km); 5 tuyến quốc lộ với 4 tuyến hiện hữu (QL1, QL13, QL22, QL50) và một tuyến mới QL50B; 11 tuyến đường tỉnh (160,1 km, trong đó có 150,2 km đường hiện hữu và một tuyến đường mở mới Tây Bắc 9,9 km).

Đường vành đai, thành phố xây dựng Vành đai 3 (CT40), Vành đai 4 (CT41), khép kín Vành đai 2.

 Phối cảnh dự án vành đai 3 đi trên cao đoạn qua TP HCM. (Ảnh: TCIP).

Đường ven biển, tuyến đường ven biển mới phía Nam phục vụ phát triển kinh tế biển từ Gò Công Đông, Tiền Giang qua Cần Giờ đến Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai (CT01), được phát triển.

Đường phố chính khác mức gồm có 6 tuyến liên thông với nhau với chiều dài khoảng 226,6 km.

Các tuyến kết nối với tỉnh lân cận có cầu kết nối qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đường Võ Văn Kiệt nối dài, đường mở mới Tây Bắc, đường ven sông Sài Gòn, đường nút giao trạm 2 - vành đai 3, đường kết nối sân bay Long Thành qua cầu Phú Mỹ 2,... 

Về mạng lưới giao thông tĩnh, thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng các bến xe khách liên tỉnh và các bến xe hàng; bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe phù hợp điều kiện từng khu vực, gắn với hệ thống công trình dịch vụ và tiện ích công cộng.

Hệ thống đường sắt dự kiến có tổng số 22 tuyến, gồm: 9 tuyến đường sắt quốc gia (131,5 km, trong đó một tuyến hiện có 15 km, 8 tuyến dự kiến 116,5 km); 13 tuyến đường sắt đô thị (trong đó 10 tuyến MRT/LRT 480 km; một tuyến tram/LRT 45,6 km; hai tuyến LRT/monorail 90 km).

Về hệ thống đường thủy nội địa, hàng hải, đường thuỷ nội địa có tổng số 88 tuyến (681,1 km), 33 cảng thủy. Đường biển có 6 luồng hàng hải; 7 khu bến cảng biển, trong đó cảng biển HCM nâng cấp lên loại đặc biệt và cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (dự kiến), Cảng hàng khách quốc tế tại cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.

Cảng hàng không (CHK), CHK quốc tế Tân Sơn Nhất cấp 4E, công suất 50 triệu HK (791 ha); CHK quốc tế Long Thành cấp 4F, công suất 25 triệu HK (5.000 ha).

Xem chi tiết và tải về Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ - đường sắt - đường thủy). TẠI ĐÂY

Xem thêm Báo cáo tổng hợp quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 TẠI ĐÂY

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.