Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bản dự thảo)

Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được UBND thành phố trình thẩm định tháng 5 vừa qua.

Theo  đó, TP HCM đưa ra định hướng sử dụng đất của thành phố trong thời kỳ quy hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng...

Đối với khu vực lấn biển, thành phố định hướng từng bước khai thác đưa vào sử dụng các khu vực có khả năng bồi đắp, lấn biển mở rộng diện tích tự nhiên phục vụ phát triển công nghiệp dịch vụ, du lịch; khai thác diện tích mặt nước ven biển tại một số khu vực nuôi nhuyễn thể...

Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích tự nhiên của thành phố tăng 2.689 ha so với hiện trạng năm 2020 để đưa vào xây dựng khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ với chức năng hình thành khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn....

Định hướng sử dụng đất đối với khu phát triển công nghiệp, TP HCM ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp dọc các tuyến đường vành đai (2, 3, 4) và cao tốc TP HCM - Mộc Bài… trên địa bàn các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và TP Thủ Đức...

Định hướng sử dụng đất khu thương mại – dịch vụ, du lịch, thành phố được tập trung xây dựng trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực, hướng đến vai trò là trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại quốc tế ở Đông Nam Á với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại; hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; xây dựng thành công Trung tâm Tài chính quốc tế TP HCM và đề án Xây dựng Trung tâm Điều hành du lịch thông minh.

Đến sau năm 2030 quỹ đất dành cho phát triển khu vực thương mại - dịch vụ, du lịch có khoảng 4.500 – 6.200 ha, tập trung nhiều tại Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và TP Thủ Đức.

Về sử dụng đất phát triển hạ tầng, mọi nguồn lực được tập trung huy động để đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo bước đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ các dự án hạ tầng trọng điểm cấp quốc gia, cấp tỉnh, liên huyện, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số, tăng cường kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên...

Đối với định hướng chỉnh trang và phát triển đô thị, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển và xây dựng các khu đô thị mới: Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Nam thành phố, khu đô thị Hiệp Phước, khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị lấn biển Cần Giờ...

 Mô phỏng ý tưởng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác phía Đông TP HCM. (Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng).

Định hướng sử dụng đất khu dân cư, phát triển các điểm dân cư tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng các khu chức năng chính: Trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại, trung tâm văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao tại khu trung tâm các xã.

Định hướng đến năm 2030, diện tích đất khu dân cư nông thôn của thành phố có 13.200 ha, chiếm 6,22% diện tích tự nhiên, trong đó hệ thống các khu dân cư nông thôn bao gồm 19 xã, được phân bổ trên địa bàn các huyện Củ Chi (7 xã), Hóc Môn (4 xã), Bình Chánh (4 xã), Nhà Bè (2 xã) và Cần Giờ (2 xã).

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái; xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị. Duy trì ổn định vùng sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, gắn với hình thành các vành đai xanh: Vùng trồng rau an toàn, vùng trồng hoa, cây cảnh, vùng trồng cây đặc sản...

Xem chi tiết và tải về Sơ đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất TẠI ĐÂY

Xem thêm Báo cáo tổng hợp quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 TẠI ĐÂY

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.