Bản đồ quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bản dự thảo)

Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được UBND thành phố trình thẩm định tháng 5 vừa qua.

Theo đó, TP HCM mục tiêu trở thành thành phố đầu tàu về kinh tế xanh và số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại – dịch vụ, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước... với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9 %/năm trong giai đoạn 2021 - 2030; đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 14.700 - 15.400 USD; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người đạt 30 - 32 m2...

TP HCM được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ của châu Á; cực tăng trưởng của cả nước. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Tầm nhìn đến năm 2050, TP HCM là đô thị toàn cầu hấp dẫn về bền vững; trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ của châu Á; là hạt nhân của vùng TP HCM và vùng Đông Nam bộ, cực tăng trưởng của cả nước...

Tầm nhìn trên được cụ thể hoá bằng 5 chiến lược.

Chiến lược 1, TP HCM là đô thị toàn cầu, hấp dẫn và bền vững: Tính hấp dẫn của TP HCM (Thành phố) được tạo nên bởi các giá trị về điều kiện tự nhiên và đa dạng sinh học; giá trị cổ xưa, giá trị tưởng nhớ, các di sản lịch sử - văn hoá và kiến trúc gắn với quá trình đấu tranh và xây dựng Thành phố của người dân. Tính bền vững của Thành phố được dựa trên ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường bền vững.

Chiến lược 2, TP HCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á: Về kinh tế, TP HCM phấn đấu đạt được quy mô kinh tế tương đương các đô thị toàn cầu thuộc loại ‘Alpha +’ của châu Á; về mặt tài chính, TP HCM phải thực hiện thành công dự án Trung tâm tài chính quốc tế trở thành nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế;

Về mặt dịch vụ, TP HCM phấn đấu trở thành trung tâm của các ngành dịch vụ có chất lượng và sức cạnh tranh cao bao gồm: Trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Chiến lược 3, kinh tế, văn hoá của Thành phố phát triển đặc sắc: Tính đặc sắc của kinh tế Thành phố được thể hiện là nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế...

TP HCM có điều kiện hướng biển để vươn ra các thị trường quốc tế thông qua cảng nước sâu trung chuyển Cần Giờ, khu thương mại tự do, khu du lịch quốc gia và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tương lai, nhằm phát triển kinh tế biển trở thành một ngành mũi nhọn của Thành phố.

Tính đặc sắc của văn hóa được thể hiện qua kết hợp giữa lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc đô thị sông nước Nam bộ với kết tinh văn hóa thế giới, tham gia sáng tạo và đóng góp vào giá trị văn hóa chung của thế giới...

Chiến lược 4, người dân có chất lượng cuộc sống cao.

Chiến lược 5 là phát huy vai trò của Thành phố là hạt nhân của vùng TPHCM, vùng Đông Nam Bộ và cực tăng trưởng của cả nước: Đối với TP HCM, để có thể phát huy vai trò hạt nhân của Thành phố, trên cơ sở nghiên cứu vùng đô thị cực lớn Tokyo, ở đây có thể hình thành nên một vùng thành phố dựa trên “đại đô thị hạt nhân” bao gồm TP HCM- Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu – Long An với diện tích khoảng 13.551 km2, dân số 33 - 39 triệu người, quy mô kinh tế đạt khoảng 2.300 - 3.000 tỷ USD, trong đó TP HCM có diện tích khoảng 2,095 km2, dân số 14,5 triệu người, quy mô kinh tế 1.380 - 1.880 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 10,5%– 12,0%/năm và GRDP đầu người đạt 103.000 – 135.000 USD.

XEM và TẢI VỀ Báo cáo tổng hợp quy hoạch và các bản đồ trong đồ án quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bản dự thảo) ở dưới đây: 

Báo cáo tổng hợp quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sơ đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất.

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ - đường sắt - đường thủy).

Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng.

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Mạng lưới cơ sở y tế; văn hóa thể thao; giáo dục - đào tạo; an sinh xã hội.

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Mạng lưới cơ sở văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh).

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (mạng lưới chợ hạng I, trung tâm thương mại, khu CNC).

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (Cấp điện và năng lượng; thông tin truyền thông và hạ tầng viễn thông thụ động)

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (Thoát nước thải; xử lý chất thải rắn và nghĩa trang).

Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thủy lợi.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.