Bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng phê duyệt ngày 27/2/2023.

Theo đó, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao; đến năm 2045, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

 Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hoá).

Quy hoạch cũng đưa ra phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực; phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia và phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh; phương án phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện; phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông; phương án phát triển hạ tầng thương mại; phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước; phương án phát triển các khu xử lý chất thải; phương án phát triển hạ tầng xã hội…

Thành lập thêm ba thị xã, phát triển mới 11 khu công nghiệp

Về phương án phát triển đô thị, đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 47 đô thị các loại, trong đó có một thành phố là đô thị loại I, hai đô thị loại III, một đô thị loại IV, 43 đô thị loại V; đến năm 2030, có 47 đô thị, trong đó có một thành phố là đô thị loại I, hai đô thị loại III, 4 đô thị loại IV; thành lập mới ba thị xã (gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương), 40 đô thị loại V.

Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn được gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Đối với phương án tổ chức không gian phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỉnh sẽ tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước; giai đoạn sau năm 2030 phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo.

Đồng thời, Thanh Hoá sẽ tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 1.424,2 ha; phát triển mới 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5 ha; sau năm 2030 phát triển mới thêm hai khu công nghiệp với diện tích 872 ha.

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha; giai đoạn sau năm 2030 có 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha.

XEM và TẢI VỀ Quyết định phê duyệt quy hoạch và một số bản đồ trong đồ án Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở dưới đây:

Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.   

Bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng.  

Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2030.

Bản đồ phương án phát triển khu kinh tế - khu công nghiệp đến năm 2030.

Bản đồ phương án phát triển hệ thống đô thị và nông thôn đến năm 2030.

Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn 2030.

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 1.

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 2.

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 3.

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 4.

Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 5.

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.