Các tuyến giao thông đã và dự kiến mở nối TP HCM với 4 tỉnh lân cận

Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề cập đến hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với 4 tỉnh lân cận bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh.

Cầu Nhơn Trạch nối TP HCM - Đồng Nai đang được thi công. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).

Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề cập đến hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với 4 tỉnh lân cận bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh.

Theo đó, đối với hạ tầng kết nối TP HCM - Đồng Nai, có 6 vị trí trong đó hai vị trí kết nổi hiện hữu; hai kểt nối đang triển khai thi công và hai kết nối theo quy hoạch.

Kết nối hiện hữu bao gồm cầu Đồng Nai trên QL 1, cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành.

Kết nối đường bộ mới qua tuyến kết nối cảng hàng không Quốc tế Long Thành và TP HCM qua cầu Phú Mỹ 2 (nối vào QL 20B của Đồng Nai); kết nối với ĐT 777B của Long Thành thông qua cầu Đồng Nai 2; kết nối với Nhơn Trạch thông qua cầu Cát Lái; cầu Nhơn Trạch của vành đai 3; kết nối cầu Phước Khánh của cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cuối cùng là kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1.

Đối với kết nối TP HCM - Bình Dương, bao gồm 11 vị trí kết nối quan trọng, trong đó có 7 vị trí kết nối hiện hữu và 4 vị trí kết nối quy hoạch.

Ngoài kết nối qua cầu Phú Long, cầu Phú Cường, cầu Bến Súc, QL 13, QL 1, QL 1K, ĐT 743, quy hoạch đề xuất thêm các kết nối qua các tuyến bao gồm bổ sung hai kết nối qua sông Sài Gòn là vành đai 3, vành đai 4, LV 11, LV 12.

Cùng với đó, kết nối đường sắt đô thị bao gồm kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1; kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3, số 9.

Đối với kết nối TP HCM - Long An, tổng vị trí kết nối gồm 23 vị trí, trong đó các vị trí hiện hữu, đang kết nối cần xem xét đầu tư để đảm bảo đồng bộ 12 vị trí, các vị trí quy hoạch là 9 vị trí và cần nghiên cứu bổ sung là hai vị trí, trong đó các vị trí kết nối quan trọng là 17 vị trí: hiện hữu 11 vị trí và 6 vị trí quy hoạch.

Kết nối hiện hữu có 12 vị trí bao gồm Tỉnh lộ 7, huyện Củ Chi - ĐT 822, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Tân Thái; vành đai 4 - Tỉnh lộ 8, huyện Củ Chi - ĐT 823, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Thầy Cai.

Đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn - ĐT 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn; đường Trần Văn Giàu (Tỉnh lộ 10), huyện Bình Chánh - ĐT 825, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Đôi; đường Nguyễn Hữu Trí, huyện Bình Chánh - ĐT 830C, huyện Cần Giuộc.

QL 1 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Bến Lức; đường Đinh Đức Thiện, huyện Bình Chánh - ĐT 826, huyện Cần Giuộc; đường Đoàn Nguyễn Tuấn; QL 50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc; đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè - ĐT 826C, huyện Cần Giuộc tại vị trí cầu Rạch Dơi.

Đường Long Hậu, huyện Nhà Bè - ĐT 826E, huyện Cần Giuộc; đường Nguyễn Văn Tạo tại vị trí cầu qua rạch Bà Chiêm Bà Liên.

Vị trí kết nối mới với 9 vị trí quy hoạch bao gồm đường Mai Bá Hương (Thanh Niên), huyện Bình Chánh - Đường Lương Hòa - Bình Chánh, huyện Bến Lức; đường Lê Đình Chi, huyện Bình Chánh - Đường Gia Miệng, huyện Bến Lức.

Đường vành đai 3, huyện Bình Chánh - vành đai 3, huyện Bến Lức; đường Láng Le - Bàu Cò, huyện Bình Chánh - Đường Hữu Thạnh - Tân Bửu, huyện Bến Lức.

Đường Quy Đức, huyện Bình Chánh - Đường Mỹ Lộc - Quy Đức, huyện Cần Giuộc; đường song song QL 50, huyện Bình Chánh - Đường trục động lực, huyện Cần Giuộc; đường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía nam, huyện Cần Giuộc.

Đường vành đai 4 đi qua huyện Nhà Bè và huyện Cần Giuộc; đường mở mới phía tây bắc - đường ĐT 823D.

Cùng với đó, TP HCM cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy hoạch hai vị trí bao gồm đường Võ văn Kiệt nối dài huyện Bình Chánh - đường nối 822 - 823 - 823B - 825, huyện Đức Hòa và đường kết nối trong khu đô thị Hiệp Phước.

Cuối cùng, hạ tầng kết nối TP HCM - Tây Ninh gồm 5 vị trí kết nối gồm 4 vị trí hiện hữu và một vị trí quy hoạch, kết nối thông qua tuyến QL 22 và để tăng cường kết nối cần đẩy đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cao tốc TP HCM - Mộc Bài, đường sắt TP HCM - Tây Ninh.

Dưới đây là hệ thống hạ tầng kết nối TP HCM với 4 tỉnh lân cận:

 (Ảnh chụp từ văn bản dự thảo Quy hoạch).

chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.