Mạng lưới 7 đường sắt dự kiến quy hoạch qua TP HCM

Theo Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP HCM sẽ có tổng cộng 7 tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn. Trong đó, ga đầu mối hàng hóa là ga Tân Kiên, ga An Bình; ga đầu mối hành khách là ga Bình Triệu, Thủ Thiêm, Tân Kiên.

Một góc TP HCM hiện nay. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).

Theo Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP HCM sẽ có tổng cộng 7 tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn. Trong đó, ga đầu mối hàng hóa là ga Tân Kiên, ga An Bình; ga đầu mối hành khách là ga Bình Triệu, Thủ Thiêm, Tân Kiên.

7 tuyến đường sắt này bao gồm tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ được nâng cấp, hiện đại hóa đạt tiêu chuẩn đường sắt từ cấp I, đường đôi, khổ 1.000 mm, vận tốc bình quân đạt 80 - 90 km/h với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng.

Tuyến đường sắt này bao gồm đoạn Trảng Bom - Hòa Hưng sẽ xây dựng mới tuyến tránh TP Biên Hòa về phía Nam và đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường sắt trên cao, chiều dài khoảng 41 km.

Cùng với đó, chuyển đoạn Bình Triệu - Sài Gòn (Hòa Hưng) thành đường sắt đô thị sau khi hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; kết nối từ ga Thủ Thiêm đến cảng hàng không Tân Sơn Nhất thông qua đường sắt đô thị.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bao gồm đoạn TP HCM - Nha Trang, nối từ ga Thủ Thiêm, phường An Phú, quận 2, TPHCM, tuyến đi song song về bên phải đường bộ cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, sau đó chạy song song bên phải tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, kết thúc tại ga Nha Trang (Khánh Hòa).

Chiều dài toàn tuyến là 370 km, đường sắt đôi, khổ 1435 mm, đường sắt tốc độ trên 300 km/h, điện khí hóa. Cùng với đó, kết nối đường sắt TP HCM - Cần Thơ thông qua đoạn tuyến trên cao dọc đường Nguyễn Văn Linh.

Tuyến đường sắt TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ sẽ kết nối với đường sắt Bắc - Nam từ ga An Bình tới ga Cái Răng, chiều dài khoảng 174 km, đường đôi, khổ 1.454m.

Tuyến TP HCM - Lộc Ninh nối từ ga An Bình đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư): Khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 128 km; trong đó, đoạn Dĩ An - Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành - Lộc Ninh đường đơn.

Tuyến TP HCM – Tây Ninh (định hướng kéo dài lên cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát) sẽ kết nối với đường sắt TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp, chiều dài khoảng 139 km, trong đó đoạn từ ga Tân Chánh Hiệp kết nối ga Trảng Bàng với đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 40 km.

Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Quốc tế Long Thành đi qua địa bàn TP HCM và Đồng Nai với tổng chiều dài 37,35 km. Điểm đầu Ga Thủ Thiêm (km 0+00) thuộc phường An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM; điểm cuối ga cảng hàng không Quốc tế Long Thành (được bố trí tích hợp trong nhà ga hàng không).

Trên tuyến bố trí tổng cộng 18 ga, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có 11 ga. Quy mô, xây dựng đường sắt đôi, khổ 1435mm, đường sắt trên cao, điện khí hóa, hoàn thành trước 2030.

Đường sắt chuyên dụng ra cảng Hiệp Phước với chiều dài khoảng 38 km.

Ngoài ra, dự thảo quy hoạch còn kiến nghị bổ sung một số nội dung để tăng tính kết nối của mạng lưới đường sắt đi qua thành phố bao gồm bổ sung đoạn nối ga Hòa Hưng - ga Tân Kiên, dài 16,1km; đoạn từ ga An Bình, Hòa Hưng, Tân Kiên hoạt động như đường sắt đô thị.

Bổ sung tuyến kết nối ga Tân Kiên và ga Thủ Thiêm qua đoạn trên cao dọc Nguyễn Văn Linh, dài 27,5 km và bổ sung ga hành khách tại Phú Mỹ Hưng.

Dưới đây là mạng lưới đường sắt qua TP HCM:

(Ảnh chụp từ văn bản Dự thảo quy hoạch).

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.