TP HCM đề xuất bổ sung thêm hai tuyến đường liên vùng gần 50 km

Theo Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố còn đề xuất bổ sung thêm hai tuyến đường liên vùng với tổng chiều dài gần 50 km.

TP HCM đề xuất bổ sung thêm hai tuyến đường liên vùng dài gần 50 km. (Ảnh minh họa: Hải Quân).

Theo Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP HCM sẽ có tổng cộng ba tuyến đường liên vùng với tổng chiều dài hơn 22 km. Cùng với đó, thành phố còn đề xuất bổ sung thêm hai tuyến đường liên vùng với tổng chiều dài gần 50 km.

Cụ thể, ba tuyến đường liên vùng theo quy hoạch gồm LV 02 nối từ đường Mai Chí Thọ qua cầu Cát Lái kết nối vào ĐT.769B của Đông Nai; đoạn qua địa bàn Thành phố dài 5,6 km, cấp III, 4 - 6 làn xe

LV 11 nối từ QL 22 theo đường Huỳnh Thị Bằng nối ĐT 741, Bình Dương; đoạn qua địa bàn thành phố dài 4,7 km, cấp III, 4 - 6 làn xe.

LV 12 nối từ QL 22 theo đường Đặng Thúc Vinh, đường Bùi Công Trừng nối vào ĐT 746 của Bình Dương; đoạn qua địa bàn thành phố dài 12 km, cấp III, 4 - 6 làn xe.

Hai tuyến đường TP HCM đề xuất bổ sung gồm LV 14 nối từ QL 1 tại nút giao trạm 2, kết nối qua vành đai 3, cầu Đồng Nai 2 và nối vào ĐT 777B của Đồng Nai.

Tuyến sẽ tăng cường kết nối với Đồng Nai, hỗ trợ giảm bớt áp lực cho QL 1 và cao tốc đoạn HCM - Long Thành; đoạn qua địa bàn thành phố dài 10,8 km, cấp III, 6 - 8 làn xe.

LV 15 nối từ cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối với cảng Phước An, cảng Cần Giờ, nối qua Gò Công, Tiền Giang vào đường ven biển và kết thúc ở QL 50.

Đây là tuyến đường bộ kết nối với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, tăng cường kết nối cảng Cần Giờ với cảng Cái Mép - Thị Vải, hình thành trục kinh tế ven biển mới; đoạn qua địa bàn thành phố dài 38 km, cấp III, 6 - 8 làn xe.

Giai đoạn đầu sẽ xây dựng trước đoạn từ trục động lực mới phía Tây Cần Giờ đến cảng Cần Giờ, đoạn còn lại sẽ được nghiên cứu đầu tư sau 2030.

Dưới đây là hệ thống đường liên vùng tại TP HCM:

(Ảnh chụp từ văn bản Dự thảo Quy hoạch).

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.