TP HCM đề xuất phát triển đô thị theo 9 trục chủ đạo, có tuyến đường sẽ mở rộng lên 120 m

Theo Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP HCM dự kiến sẽ hình thành 9 trục không gian đô thị chủ đạo.

TP HCM đề xuất quy hoạch đô thị theo 9 trục không gian đô thị chủ đạo. (Ảnh: Hải Quân).

Theo Dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP HCM dự kiến sẽ hình thành 9 trục không gian đô thị chủ đạo.

9 trục không gian này bao gồm trục Trường Chinh - Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Hữu Thọ nối từ nút giao QL 22 và QL 1 đến cảng Hiệp Phước, chiều dài toàn tuyến khoảng 34 km; quy mô dự kiến 4 - 8 làn xe; đầu tư xây dựng đoạn Cộng Hòa - Âu Cơ giai đoạn 2021 - 2025.

Đầu tư xây dựng đoạn Âu Cơ - Ông Lãnh - Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm giai đoạn 2025 - 2030; đầu tư mở rộng đoạn cầu Bà Chiêm - KCN Hiệp Phước, giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng cầu Kênh Tẻ 2.

Trục ven Sông Sài Gòn, hệ thống đường ven sông Sài Gòn mở ra hướng mới để phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn về cảnh quang sông nước, thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, đồng thời tạo trục giao thông mới dọc hành lang Bắc - Nam, kết nối giao thông khu vực quận 12, Hóc Môn, Củ Chi tới trung tâm thành phố cùng với các huyện Cần Giờ, Nhà Bè và quận 7.

Tuyến cũng sẽ kết nối với các tuyến vành đai 2, vành đai 3 và vành đai 4, cao tốc Bến Lức – Long Thành tạo nên một trục hướng tâm, cùng với các tuyến QL 22, QL 13, đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài, TP HCM - Chơn Thành; tăng liên kết vùng của tuyến đi qua như Bình Dương, giảm tải cho các tuyến quốc lộ hiện hữu, tăng cường kết nối giữa các khu vực phát triển kinh tế.

Tuyến đường ven sông Sài Gòn từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ với quy mô tối thiểu 4 làn xe cơ giới kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ đoạn từ trung tâm thành phố đi Củ Chi. Căn cứ đặc điểm địa hình, tính chất giao thông, có thể phân chia đường ven sông Sài Gòn thành 6 phân đoạn với tổng chiều dài 78,2 km.

Trục QL 13 - Huỳnh Tấn Phát - trục động lực phát triển mới phía Tây Cần Giờ nối từ nút giao Gò Dưa đến cầu Cần Giờ rồi tách ra 2 nhánh, một nhánh theo đường Rừng Sác, một nhánh theo đường động lực mới dọc sông Soài Rạp, điểm cuối tại khu đô thị ven biển Cần Giờ, dài khoảng 64,5 km; đoạn từ nút giao Gò Dưa – Võ Chí Công được đầu tư mới, quy hoạch 67 m.

Đường Võ Chí Công, Mai Chí Thọ quy hoạch 67 m; đoạn Huỳnh Tấn Phát quy hoạch 30 m; đường Rừng Sác 40 m; đường trục động lực mới huyện Cần Giờ: Từ cầu Cần Giờ chạy dọc sông Soài Rạp đến khu đô thị ven biển Cần Giờ dự kiến 40 m.

Trục Tỉnh lộ 10 - QL 1A - Hồ Học Lãm - HL 7 - QL 50B nối từ QL 1A đến QL 50B, dài 14,4 km; đoạn Hồ Học Lãm, Trịnh Quang Nghị 60 m; hương lộ 7 từ Nguyễn Văn Linh tới QL 50 dự kiến 60 m; mở mới đoạn từ QL 50 đến QL 50B, dự kiến 40 m.

Trục QL 1A, theo quy hoạch đường bộ quốc gia

Trục QL 1K - Phạm Văn Đồng - Bạch Đằng - Trường Sơn - Công Hòa - Lê Trọng Tấn - đường mở mới Tây Bắc nối từ nút giao Linh Xuân tới QL 1A, dài 22 km. Trong đó, QL 1K quy hoạch 60 m; Phạm Văn Đồng đoạn từ QL 1A đến cầu Bình Lợi dự kiến 70 m, đoạn còn lại dự kiến 60 m; bạch Đằng dự kiến 20 m; Trường Sơn dự kiến 60 m; công Hòa dự kiến 40 m; Lê Trọng Tấn dự kiến 30 m.

Trục Xa lộ Hà Nội - Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt nối từ nút giao QL 1A với Xa lộ Hà Nội tới ranh giới tỉnh Long An, dài 30,6 km; đoạn từ ngã ba Cát Lái - đến ngã ba An Lạc đã thi công hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2011; đoạn tuyến Võ Văn Kiệt kéo dài theo hướng tây qua vành đai 3 tới ranh giới tỉnh Long An, quy mô 6 - 10 làn xe, dài 9,9 km.

Trục Nguyễn Văn Linh - Võ Chí Công nối từ cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây đến cao tốc HCM - Trung Lương, dài 32,9 km; đoạn cầu Phú Mỹ đến cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây có bề rộng mặt cắt ngang 67 m; đoạn Nguyễn Văn Linh - cầu Phú Mỹ bề rộng mặt cắt ngang 120 m.

Trục Trần Đại Nghĩa - sân bay Long Thành nối từ ranh giới tỉnh Long An đến cầu Phú Mỹ 2, kết nối vào QL 20B của Đồng Nai để tới sân bay Long Thành, dài 31,6 km.

Đường Trần Đại Nghĩa từ ranh Long An đến vành đai 3, dự kiến 55 m, đoạn còn lại dự kiến 40 m; đoạn từ Trịnh Quang Nghị đến Nguyễn Lương Bằng, dài 10,9 km đầu tư xây dựng mới, dự kiến 40 m; Hoàng Quốc Việt dự kiến 30 m.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.