Bản đồ định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất và giao thông TP HCM đến năm 2025

Quy hoạch TP HCM đang được xác định theo Quyết định Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 và các bản đồ: Định hướng phát triển không gian, sử dụng đất và giao thông thành phố đến năm 2025.

Quy hoạch TP HCM hiện nay được căn cứ theo Quyết định số 24/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025, ban hành hành ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo văn bản này, TP HCM có tính chất là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.

Dự báo đến năm 2025, TP HCM có dân số khoảng 10 triệu người, khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5 triệu người. Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 90.000 - 100.000 ha, trong đó khu vực nội thành khoảng 49.000 ha và khu vực ngoại thành khoảng 40.000 - 50.000 ha.

Quy hoạch chung TP HCM và bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố đến năm 2025 - Ảnh 1.

Một góc TP HCM. (Ảnh: Tạp chí Tài chính).

TP HCM sẽ phét triển theo mô hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển.

Về hướng phát triển không gian, khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực nội thành hiện hữu, khu đô thị mới Thủ Thiêm và mở rộng phát triển theo các hướng như sau:

- Hướng chính phía Đông: hành lang phát triển là tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị;

- Hướng chính phía Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt, nhiều sông rạch, có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị và điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của thành phố;

- Hướng phụ phía Tây - Bắc: hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22 (xa lộ Xuyên Á) với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, phát triển các khu đô thị mới, hiện đại đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Hướng phụ phía Tây, Tây - Nam: hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh với điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị có giới hạn; tuân thủ quy định bảo vệ sông rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu, thoát nước của thành phố.

Quyết định số 24/QĐ-TTg cũng định hướng các phân khu chức năng thành phố (nội thành cũ; nội thành phát triển; các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới ở ngoại thành; các khu, cụm công nghiệp tập trung, hệ thống các khu vông viên, cây xanh, mặt nước; các khu vực bảo tồn cấm xây dựng...); việc phát triển mạng lưới giao thông đối nội, đối ngoại; quy hoạch cấp thoát nước...

Xem toàn văn Quyết định số 24/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 TẠI ĐÂY.

Dưới đây là bản đồ định hướng phát triển không gianquy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông TP HCM đến năm 2025. (Lưu ý: Bản đồ có kích thước lớn, tải về máy tính để xem chi tiết hơn):

Quy hoạch chung TP HCM và bản đồ định hướng phát triển không gian thành phố đến năm 2025 - Ảnh 1.

Bản đồ định hướng phát triển không gian TP HCM đến năm 2025.

Bản đồ định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất và giao thông TP HCM đến năm 2025 - Ảnh 3.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP HCM đến năm 2025.

Bản đồ định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất và giao thông TP HCM đến năm 2025 - Ảnh 4.

Bản đồ quy hoạch giao thông TP HCM đến năm 2025.