Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước được thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Huyện Cần Đước nằm ở phía đông nam của tỉnh Long An, có vị trí địa lý: phía đông và đông bắc giáp huyện Cần Giuộc, phía tây giáp huyện Tân Trụ qua sông Vàm Cỏ Đông và huyện Châu Thành qua sông Vàm Cỏ Đông, phía nam giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang qua sông Vàm Cỏ, phía bắc giáp huyện Bến Lức.

Huyện Cần Đước có tổng diện tích 218,20 km², 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cần Đước (huyện lỵ) và 16 xã: Long Cang, Long Định, Long Hòa, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Long Khê, Long Sơn, Long Trạch, Mỹ Lệ, Phước Đông, Phước Tuy, Phước Vân, Tân Ân, Tân Chánh, Tân Lân, Tân Trạch.

Về quy hoạch, ngày 12/2020, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Đước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, công bố trong thời gian tới.

Theo tính chất quy hoạch, huyện Cần Đước là vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh lúa nước với các giống đặc sản, hoa màu, rau ăn lá và cây dược liệu. Xây dựng vùng nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh (tôm, cá…). Dịch vụ nông nghiệp: các hoạt động về cung ứng giống, cơ giới hóa, phục vụ hạ tầng sản xuất, cung ứng thức ăn và chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Phát triển công nghiệp sạch, chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu: xây dựng công nghiệp chế biến làm trọng tâm (chế biến gạo, rau, hoa màu và cây dược liệu…); Phát triển thương mại – dịch vụ: hình thành khu dân cư – chợ đầu mối, các chợ đầu mối, hệ thống thu mua, phân phối, tồn trữ, sơ chế, vận chuyển trên địa bàn huyện.

Trong định hướng phát triển không gian vùng, huyện Cần Đước được quy hoạch như sau:

Phân vùng phát triển kinh tế: Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên địa hình, địa thế, tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở về hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Đước đã được phê duyệt. Vùng huyện Cần Đước được phân thành các vùng phát triển kinh tế cơ bản cụ thể như sau: Tiểu vùng I: là vùng dọc theo Quốc lộ 50, bao gồm thị trấn Cần Đước và một phần của các xã Phước Đông, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây. Đây là vùng có điều kiện để ưu tiên phát triển đô thị, công nghiệp,thương mại và du lịch; Tiểu vùng II: là vùng Bắc trục động lực (đường 827). Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp (trồng lúa và cây hằng năm); Tiểu vùng III: vùng Nam Quốc lộ 50. Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp và thủy sản.

Phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn: Các yêu cầu phân bố và kết nối mạng lưới các khu đô thị, trung tâm cụm xã, trung tâm xã, các khu vực trung tâm chuyên ngành, các vùng sản xuất, vùng cảnh quan, đô thị; khung cấu trúc hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật đầu mối… đảm bảo mô hình phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Phân bố các vùng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Nghiên cứu, kiểm soát phát triển các khu, cụm công nghiệp, các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các khu vực sản xuất, vùng nông nghiệp... Giới hạn về quy mô, ranh giới, tính chất, chức năng và các điều kiện phát triển.

Phân bố các vùng du lịch, vùng cảnh quan, bảo tồn thiên nhiên: Định hướng phát triển du lịch cảnh quan, tận dụng và khai thác vị trí khu vực ngã 3 sông ( sông Cần Giuộc- Vàm Cỏ Đông- Soài Rạp ) , khu vực dọc sông Vàm Cỏ Đông và sông Cần Giuộc, xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho các tuyến điểm du lịch.

Phân bố các vùng nông nghiệp, thủy sản: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phát triển thị trường nông thôn, chuyển đổi sản xuất theo xu hướng tiếp tục đẩy nhanh sản xuất hàng hóa; Đầu tư phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng phục vụ tốt nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; Quy hoạch gắn với tổ chức lại sản xuất và bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp với thị trường theo hướng khai thác tốt lợi thế trên từng vùng sinh thái; Phát triển lâm nghiệp trồng rừng, tăng độ che phủ và bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Phân bố vùng nông, lâm nghiệp: Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng từng vùng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, trong đó định hướng hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh như sau: Vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi, vùng lâm nghiệp.

Dưới đây là quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước thể hiện trên bản đồ quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước, tỉnh Long An - Ảnh 1.

Huyện Cần Đước trên bản đồ Google vệ tinh.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước, tỉnh Long An - Ảnh 2.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước (Nguồn: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Long An).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước, tỉnh Long An - Ảnh 3.

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ quy hoạch. (Nguồn: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Long An).

- Xem và tải về toàn văn quyết định phê duyệt quy hoạch huyện Cần Đước TẠI ĐÂY.

- Xem chi tiết quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

- Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Đước TẠI ĐÂY.