Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 13/5, tổng số người thiệt mạng do bão Fani tại Ấn Độ và Bangladesh hồi đầu tháng này đã lên tới 77 người, trong khi đó hàng triệu người dân hiện vẫn sống trong cảnh mất điện và không có nước sạch sinh hoạt.
Ảnh chụp vệ tinh của siêu bão Fani đổ bộ vào Bangladesh. (Ảnh: Daily Star).
Tại Ấn Độ, sau khi đổ bộ vào bang Odisha hôm 3/5 với sức gió lên tới 200km/h, bão Fani đã gây hư hại khoảng 500.000 nhà dân, quật đổ hàng trăm nghìn cây xanh và cột điện, gây mất điện trên diện rộng, giao thông liên lạc bị cắt đứt, khiến hàng triệu người dân tại một trong những địa phương nghèo nhất của Ấn Độ này sống trong cảnh không có điện và nước sinh hoạt.
(Ảnh: hindustantimes.com).
Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 64 người thiệt mạng do bão Fani dù trước đó, giới chức nước này đã khẩn trương sơ tán 1,2 triệu người dân tránh bão.
Còn tại Bangladesh, mặc dù đã suy yếu, nhưng bão Fani cũng đã cướp đi sinh mạng của 13 người ở nước này.
Trong khi đó, công tác cứu trợ người dân vùng thiên tai tại Ấn Độ chưa thể đáp ứng được nhu cầu cấp bách của người dân.
Ngày 12/5, người biểu tình đã ngăn chặn nhiều tuyến đường ở thủ phủ Bhubaneswar của bang Odisha, cho rằng giới chức đã chậm trễ trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Mùa mưa bão tại Vịnh Bengal có thể kéo dài từ tháng 4 - tháng 12 hằng năm.
(Ảnh: thetimes.co.uk).
Năm 1999, một siêu bão đã hoành hành tại khu vực bờ biển Odisha trong 30 giờ, làm 10.000 người thiệt mạng.
Kể từ đó tới nay, công nghệ tiên tiến dự báo thời tiết đã giúp phát hiện bão sớm hơn và giúp nhà chức trách có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và sơ tán dân.
Giới chức Ấn Độ cho biết bão Fani là cơn bão mùa Hè mạnh nhất đổ bộ vào bang Odisha trong vòng 43 năm qua.
Hơn 1.000 ngôi nhà đã bị phá hủy, toàn bộ những ngôi làng ở những vùng trũng và thấp đã bị nhấn chìm. Báo cáo tính đến thời điểm hiện tại có ít nhất năm người chết và 63 người bị thương.
Song, hơn một triệu người sơ tán đã đến nơi an toàn, Giám đốc cục Khí tượng Bangladesh cho biết "nỗi lo sợ về thảm họa lớn gần như đã kết thúc".
Lốc xoáy đã suy yếu khi nó quét theo hướng đông bắc từ Ấn Độ vào Bangladesh vào thứ Bảy, nhưng sức tàn phá quá lớn ngay cả khi suy yếu của cơn lốc đã nhấn chìm hàng chục ngôi làng ven biển.
Năm 1999, một siêu bão ở Vịnh Bengal cũng đã tàn phá bờ biển Orissa trong 30 giờ và khiến 10.000 người thiệt mạng.
Các hệ thống cảnh báo lốc xoáy giờ đây đã được cải thiện giúp người dân có thêm thời gian để sơ tán.
Bộ trưởng Orissa cho biết đây cuộc di dân tránh bão lần này là một trong những cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử loài người.