(Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh) |
Liên quan đến bão số 4, theo Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, khi đi vào vùng biển Nam Định-Thanh Hóa, bão đã suy yếu dần.
Từ khoảng 5h00 sáng 17/8, bão số 4 tiếp tục suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đổ bộ vào khu vực Thanh Hóa.
Cũng theo đơn vị này, khoảng 3h00 ngày 17/8, mực nước trên sông Mã tại Hồi Xuân là 59,50m, trên BĐ1 0,5m; trên sông Chu tại Bái Thượng là 15,72m, trên BĐ1 0,72m; mực nước sông Đà, sông Thao, sông Bùi, sông Hoàng Long, sông Bưởi ở dưới mức BĐ1.
Dự báo, đỉnh lũ trên sông Đà và sông Thao lên mức BĐ2 và trên BĐ2; sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Mã, sông Chu có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3, thượng lưu sông Cả lên mức BĐ1-BĐ2; thượng lưu sông Thái Bình và hạ lưu sông Cả ở mức BĐ1.
Liên quan đến công tác chỉ đạo ứng phó, theo Ban Chỉ đạo, tất cả các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển trước 16h00 ngày 16/8; ban hành công điện, văn bản chỉ đạo và tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo đối phó với bão.
Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 4 để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn về nơi neo đậu an toàn: 36.314 phương tiện/137.774 người.
Thông báo, hướng dẫn bảo vệ 13.420 lồng bè, lều, chòi canh nuôi trồng thủy sản; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh vào bờ.
Di dời 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn (Quảng Ninh 80 người, Hải Phòng 2.378 người, Nam Định 843 người).
Tính đến 17h ngày 16/8, các địa phương khu vực Bắc Bộ đã chủ động vận hành 614 máy bơm tiêu và 96 cống tiêu để tiêu nước đệm trước khi bão đổ bộ vào đất liền, đồng thời sẵn sàng vận hành các trạm bơm để tiêu thoát khi mưa lớn.
Đảm bảo an toàn ứng phó với ngập úng, sạt lở khu đô thị, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến mưa, mực nước tại các khu vực thấp trũng để chủ động phòng tránh.
Đặc biệt đảm bảo đời sống, sinh hoạt và môi trường khu vực bị ngập gần đây như Chương Mỹ (Hà Nội);
Phối hợp tốt giữa các địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành chống ngập úng đô thị bơm nước ra sông (sông Đáy, sông Nhuệ,…).
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu tổ chức tuần tra, canh gác, sẵn sàng xử lý giờ đầu sự cố đê điều, nhất là với 102 vị trí bị sự cố vừa qua;
Các trọng điểm như cống Liên Mạc, Tắc Giang, Liên Nghĩa, tràn Lạc Khoái; các công trình đê điều còn đang thi công dở dang.
Sẵn sàng phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để xử lý giờ đầu, hộ đê, ứng phó khu vực tràn đê.
Cũng theo báo cáo của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, liên quan đến bão số 4 cần rút kinh nghiệm một số vấn đề như:
Công tác chặt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, cố định biển quảng cáo còn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Cần tăng cường tổ chức họp giao ban trực tuyến thường xuyên giữa trung ương và các địa phương và lắp đặt các trạm đo mưa tự động.
Tránh bão số 4, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific điều chỉnh giờ bay thế nào?
Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đã điều chỉnh giờ khởi hành nhiều chuyến bay do ảnh hưởng của bão số 4. |