Bắt chó thả rông: ‘Cần sự đồng lòng từ người dân mới có hiệu quả’

Bắt chó thả rông, không chỉ cần sự quyết tâm từ Chi cục Thú y TP HCM, chính quyền địa phương mà còn cần đến sự đồng lòng từ người dân mới đạt hiệu quả cao.

Hôm nay, ngày 15/9, Nghị định 90 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính thú nuôi thả rông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị có hiệu lực. Tuy nhiên, trên các tuyến đường ở TP HCM vẫn còn xuất hiện số ít "thú cưng" thả rông, không đeo rọ mõm, gây nguy hiểm cho người khác.

bat cho tha rong can su dong long tu nguoi dan moi co hieu qua cao duoc
Một chú chó bị xích cổ, nhưng không đeo mõm ở công viên ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Nguyễn Yên.

Sáng 15/9, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM khẳng định cần có sự đồng lòng từ người dân thì việc bắt chó thả rông mới đạt hiệu quả cao.

Theo ông Thảo, việc thực hiện bắt chó thả rông trên địa bàn TP HCM của Chi cục Thú y TP HCM gặp không ít khó khăn.

“Việc bắt chó thả rông rất khó không chỉ riêng ngành thú y là đi bắt chó thả rông để xử phạt mà còn là vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong vấn đề tuyên truyền vận động người dân tham gia hưởng ứng để tránh việc chó thả rông cắn người.

Theo đó, việc đi bắt chó thả rông không chỉ có sự quyết tâm của Chi cục Thú y, chính quyền địa phương mà còn cần sự đồng lòng của người dân nữa thì mới có hiệu quả cao”, ông Thảo cho hay.

Ông Phạm Minh Trí - Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật TP HCM thuộc Chi cục Thú y TP HCM nhấn mạnh, lực lượng Đội săn bắt chó đã thực hiện việc bắt chó thả rông từ nhiều năm.

“Chúng tôi đã thực hiện việc bắt chó trước đây từ nhiều năm rồi, chứ không phải vài tuần nay mới bắt chó thả rông. Hôm nay, chính thức xử phạt hành vi thả chó thả rông không đeo mõm theo Nghị định 90/2017 của Chính phủ về việc chó thả rông.

Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự TP HCM cho hay, hằng năm có 30 đến 33.000 người bị chó cắn. Việc tiêm phòng vắc xin ngừa dại tốn chi phí rất cao. Chính vì thế, việc săn bắt chó thả rông là cần thiết và nhất thiết trong thời buổi hiện nay”, ông Trí khẳng định.

Ông Trí cũng cho hay, trong vấn đề săn bắt chó thả rông, nhân viên trong đội cũng vấp phải sự phản đối từ người dân. “Trước kia thì thật sự có chuyện nhân viên Đội săn bắt chó bị hành hung, thậm chí là hăm dọa khi bắt chó thả rông.

Tuy nhiên, sau khi tuyên truyền vận động, ý thức người dân chó nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời chúng tôi được sự bảo vệ từ các cấp chính quyền địa phương, nên việc hành hung, hăm dọa không còn nữa và cũng ít gặp tình trạng phản ứng của người dân trong thời gian gần đây”, ông Trí tâm sự.

bat cho tha rong can su dong long tu nguoi dan moi co hieu qua cao duoc
Chó thả rông chạy vô tư trên đường phố vào sáng 15/9. Ảnh: Nguyễn Yên.

Theo thống kê của quận Gò Vấp, việc triển khai, bắt chó, mèo thả rông được triển khai từ năm 2010, khi một số chủ hộ nuôi chó mèo đã gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ông Lê Hoàng Hà – Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho hay: “Từ khi triển khai thực hiện đến nay, ý thức của người dân ở địa bàn quận cơ bản thực hiện khá tốt, không có phường nào quá phức tạp về việc chó, mèo thả rông, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cho người dân.

Từ nhiều năm nay, quận cũng phối hợp với trung tâm y tế dự phòng trong việc chích ngừa và quản lý về sức khỏe của động vật nuôi thông qua các hình thức tuyên truyền, khảo sát nắm tình hình trong từng hộ dân, những nơi các hộ dân có gắn việc nuôi thú nuôi với vấn đề kinh doanh chó, mèo.”, ông Hà cho hay.

Cũng theo ông Hà, quận Gò Vấp ít hiện tượng thú nuôi thả rong vì việc chăm sóc thú nuôi của người dân rất chu đáo.

“Theo ngành dọc của thú y có những triển khai và quy định theo ngành dọc thì việc xử lý thú nuôi hiện nay là trung tâm nuôi giữ, chăm sóc để chờ có người nhận nuôi thì đó vẫn là xu hướng nhân văn nhất”, ông Hà khẳng định khi chúng tôi đặt vấn đề chó bị bắt giữ sẽ bị tiêu hủy nếu 72 giờ không ai đến nhận.

Từ ngày 15/9, Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và một số lĩnh vực khác sẽ có hiệu lực thi hành.

Theo đó, sẽ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắcxin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Luật mới cũng quy định, chó thả rông sẽ bị bắt, sau 72 giờ nếu không có người nhận sẽ đem đi tiêu hủy.

bat cho tha rong can su dong long tu nguoi dan moi co hieu qua cao duoc Chó thả rông, không rọ mõm vẫn còn ‘nhan nhản’ trên phố

Ngày 15/9, Nghị định 90/2017 của Chính phủ về việc xử phạt chó thả rông, không rọ mõm có hiệu lực thi hành nhưng trên ...

bat cho tha rong can su dong long tu nguoi dan moi co hieu qua cao duoc Chó thả rông định tấn công nhân viên săn bắt thì bị... lôi lên xe thùng

Một chú chó thả rông, không đeo rọ mõm định tấn công nhân viên Đội săn bắt chó thì bị túm gọn, lôi lên xe.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.