Bé trai 3 tuổi tử vong do hóc hạt nhãn: Cha mẹ cần làm gì để con mình không là nạn nhân tiếp theo?

Một bé trai 3 tuổi được đưa đến Bệnh viện A Thái Nguyên trong tình trạng đã tử vong chỉ vì một hạt nhãn bị mắc vào cổ họng. Đây không phải là lần đầu tiên tai nạn hóc dị vật xảy ra ở trẻ nhỏ. Dị vật thường gây chèn ép đường thở, khiến các bé ngừng thở chỉ sau vài phút.

Tối ngày 16/8, facebook có tên B.B đã đưa tin về trường hợp một bé trai tử vong do hóc hạt nhãn tại bệnh viện A, tỉnh Thái Nguyên. Trao đổi nhanh với Kiến Thức, một nguồn tin tại bệnh viện Thái Nguyên cũng xác nhận thông tin trên.

Sau khi sự việc thương tâm trên được đăng tải, đã có hàng chục nghìn chia sẻ với gia đình cháu bé, cũng như chia sẻ lại thông tin cảnh báo các bà mẹ có con nhỏ tránh để con gặp phải tai nạn hóc dị vật tương tự. Vì những trường hợp trẻ tử vong mắc các loạt hạt trái cây như bé trai này không phải hiếm gặp.

Trước đó, từng có nhiều trường hợp trẻ tử vong thương tâm do bị hóc hạt dưa hấu, học hạt chôm chôm, hóc vải và hóc nhãn xảy ra ở nhiều nơi.

Mới gần đây, cũng trong năm 2016, vào ngày 8/1, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã tiếp nhận trường hợp một bé trai bị hóc hạt chôm chôm khi ăn. Tuy nhiên, không may mắn rằng bé đã ngưng tim, ngưng thở từ trước khi được đưa vào bệnh viện.

tin nhap 20160817175042
Ông bố khóc ngất tại bệnh viện khi đưa con vào khoa cấp cứu vì hóc hạt nhãn tại bệnh viện A Thái Nguyên. (Ảnh: báo Khám Phá).


Trước đó, bệnh viện đa khoa huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, ngày 4/8/2015 cũng đã tiếp nhận bé Nguyễn Trần Tường Vy (3 tuổi ) nhập viện trong tình trạng cơ thể tím tái, ngưng thở. Do tình trạng ngưng thở quá lâu nên khi vừa chuyển đến bệnh viện thì bé đã tử vong. Nguyên nhân tử vong của bé cũng là do hóc hạt chôm chôm.

Một trường hợp thương tâm khác xảy ra vào tháng 8/2014 tại thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai là trường hợp của bé Vũ Thành Hưng, 3 tuổi. Theo thông tin thì vào trưa 7/8/2014, bé Hưng vừa ngậm một quả nhãn đã bóc vỏ trong miệng, vừa chơi đùa với người thân. Do bất cẩn, quả nhãn đã trôi tuột xuống họng và lấp kín thực quản, gây tình trạng ngạt thở, tím tái. Bé đã được đưa lên bệnh viện huyện và tỉnh ngay lúc đó nhưng sau 13 giờ, bé đã tử vong do chết não.

Không to như hạt chôm chôm hay hạt nhãn nhưng một bé trai 2 tuổi cũng đã tử vong do hóc hạt đậu phộng. Đó là trường hợp của bé N.Q.D. (ngụ tại quận Gò Vấp). Nhập viện trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở, người nhà bệnh nhi cho biết trước đó, bé được cho ăn đậu phộng (lạc) rang. Trong lúc ăn cháu vẫn hồn nhiên nô đùa thì bất ngờ ho lên một tiếng, tay ôm lấy cổ, mắt trợn ngược, toàn thân đột ngột tím tái. Ngay lập tức cháu được gia đình chuyển đến bệnh viện Gò Vấp sau khi sơ cứu bệnh viện này tiếp tục chuyển bé D. lên Nhi Đồng 2. Tại đây, bé được hỗ trợ hô hấp và hồi sức tích cực, tuy nhiên do bị ngưng thở quá lâu nên bé đã bị chết não.

Còn trong năm 2006, cũng chỉ vì một hạt nhãn mà bé trai kháu khỉnh chưa đầy 1 tuổi Hoàng Bá Thạch ngụ tại Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã phải lìa bỏ cõi đời. Được biết vào khoảng 17 giờ chiều ngày 6/8/2006, trên đường đi đến Trạm xá xã Diễn Yên để khám và lấy thuốc cho cháu Thạch, do con đòi ăn nhãn, chị Hà đã mua 2.000 đồng tiền nhãn rời cho con. Nhưng đi được khoảng 100m thì một người đi đường phát hiện ra bé Thạch bị sùi bọt mép. Bé được đưa quay trở lại trạm xá xã rồi lên trung tâm Y tế huyện Diễn Châu để cấp cứu nhưng chưa đầy một phút thì bé Thạch qua đời.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị hóc dị vật?

Theo một chuyên gia hồi sức cấp cứu, hóc dị vật, hóc hạt trái cây ở trẻ em là tai nạn dễ gặp và đặc biệt nguy hiểm với các bé. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ phải cảnh giác, cẩn trọng khi cho con ăn nhãn, nhất là khi đang là mùa nhãn, việc bố mẹ mua nhãn về cho con ăn rất phổ biến. Không nên để bé tự bóc vỏ đưa cả quả nhãn vào mồm, thay vào đó hãy tự tay bóc tách bỏ hạt trước khi cho con ăn.

Thông tin trên báo Khám Phá, đầu tháng 7 vừa qua, bé Bùi Gia Huy (2,5 tuổi) ở Hòa Bình đã phải nhập khoa Cấp cứu – Chống độc với tình trạng xuất tiết đờm dãi nhiều, xây xước vùng miệng. Bé được chuẩn đoán suy hô hấp do hóc dị vật đường thở. May mắn, khi thăm khám kĩ hơn, cháu bé hồng hào, không khó thở, chỉ số bão hòa oxy máu trong giới hạn bình thường. Bé Huy được hút dịch mũi miệng, cầm máu vết thương vùng miệng, chụp X quang phổi.

Theo gia đình kể, khi đang ăn quả vải, đột nhiên cháu Minh ho sặc sụa, tím tái và khó thở. Mẹ cháu theo phản xạ vội móc tay vào miệng con, vô tình khiến cháu càng khó thở, tím tái và chảy máu vùng miệng. Rất may, lúc đó mẹ cháu nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên TV. Chị liền cho cháu nằm sấp đầu thấp đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát. Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải đã bật ra ngoài, sau đó cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái.

tin nhap 20160817175042
tin nhap 20160817175042
tin nhap 20160817175042
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.