Bệnh đường hô hấp, cảm cúm “rình rập” mùa mưa ngập

Những ngày vừa qua người dân Sài Gòn phải hứng chịu nhiều trận mưa liên tiếp nên số lượng người bị đau nhức, ho, sổ mũi, khó thở… tăng cao. 

Trước thông tin trên, bác sĩ Võ Kim Tuyến - Khoa Hô hấp (BV Đại học Y Dược TPHCM) cho hay: “Trong mùa mưa các bệnh thường gặp như nhiễm trùng hô hấp trên, cảm cúm, cúm mùa, cúm A, sốt xuất huyết, nhiễm virus Zika; những người có bệnh lý nền như hen suyễn, COPD sẽ dễ dàng vào đợt cấp hơn”.

Những trường hợp cảm cúm kéo dài, điều trị không hiệu quả hoặc người suy giảm miễn dịch, cơ địa suy kiệt nếu bị ướt mưa sẽ dễ bị viêm phổi. Người bệnh bị cảm cúm do mưa sẽ có các triệu chứng như ớn lạnh, sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu. Đối với người bệnh bị hen, COPD dễ vào đợt cấp có thể cắt được cơn khó thở khi dùng thuốc điều trị tại nhà. Trong trường hợp xấu cần đưa người bệnh nhập viện điều trị. Những người bệnh bị sốt xuất huyết thường có hội chứng viêm long, thường biểu hiện sốt cao liên tục khó hạ sốt.

benh duong ho hap cam cum rinh rap mua mua ngap
Những người sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh cảm cúm và bệnh hô hấp trong mùa mưa đường ngập lụt.

Hiện tại, một số người chủ quan khi có dấu hiệu cảm lạnh do dính mưa thường ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống để giảm cảm. Theo bác sĩ Kim Tuyến, người dân không nên sử dụng biện pháp trị bệnh như trên. Có nhiều trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết hoặc viêm phổi nhưng không được phát hiện kịp thời. Việc uống các loại thuốc, kháng sinh không phù hợp cho từng loại bệnh và không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ làm bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn.

Một sai lầm khác mà người dân vẫn thường mắc phải khi đi mưa về chính là việc bảo vệ thân nhiệt cơ thể. Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế (BV Đại học Y Dược TPHCM) cho biết: Điều quan trọng nhất khi bị ướt, dính, ngấm nước mưa là phải giữ nhiệt cho cơ thể. Nhiều người có thói quen khi đi mưa về lập tức tắm nước nóng ngay. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm, thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Khi về đến nhà, cần lau khô người, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định đến lúc cơ thể không còn lạnh mới nên đi tắm.

Theo bác sĩ Niên có thể sử dụng thực phẩm như uống trà gừng, thức ăn giàu vitamin C gồm cam, nước chanh… để giúp tăng sức đề kháng và nhanh làm ấm cơ thể do mưa lạnh. Trường hợp sức khỏe suy yếu nhanh chóng cần đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có thể thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.