Chỉ tiêu 2018 và điểm chuẩn 3 năm gần nhất của Học viện Biên phòng | |
Đại học Kiến trúc TP HCM bắt đầu nhận hồ sơ dự thi năng khiếu năm 2018 | |
Chỉ tiêu 2018 và điểm chuẩn 3 năm gần nhất của Đại học HUTECH |
Dưới đây là những lời khuyên của giáo viên Cao Chí Bằng dành cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018:
Nhìn chung, đề thi minh họa môn Ngữ văn cho kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 không nhiều thay đổi so với đề thi chính thức năm 2017. Muốn làm tốt bài thi Ngữ văn, người học cần biết làm tốt từng phần của bài thi Ngữ văn, từ phần đọc hiểu, phần viết đoạn văn cho đến bài văn nghị luận văn học.
Đối với phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Thí sinh cần phải biết phần này sinh ra nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc và hiểu. Trong một đề có 04 câu hỏi thì mức độ khó sẽ chia đều ra: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
Nhưng ngân hàng câu hỏi và kiến thức vô cùng nhiều, làm sao để học? Người học buộc phải biết những câu hỏi nào thì thường gặp, câu hỏi nào thì ít gặp để từ đó xác định trọng tâm ôn luyện hiệu quả nhất.
(Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, dựa vào đâu để biết câu hỏi nào thì ít gặp và câu hỏi nào thì thường gặp? Dẫn chứng cụ thể đối với từng câu trong đề đọc hiểu:
+ Câu 01 là câu kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học. Do vậy sẽ có các đơn vị kiến thức tiếng Việt và văn học thường gặp và học sinh cần chú ý như: Phương thức biểu đạt (tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả…), phong cách ngôn ngữ (báo chí, sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận,…), phương thức lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,…), đề tài, thể thơ,…
+ Câu 02 là câu kiểm tra năng lực nắm bắt thông tin hoặc năng lực thông hiểu của người đọc. Ở câu này, người học chú ý câu hỏi dạng như: "Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) là gì?", hay "Anh/ Chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) có trong văn bản trên?"...
+ Câu 03 là câu kiểm tra năng lực thông hiểu của người đọc. Thường gặp các dạng câu hỏi như: Vì sao tác giả cho rằng (ý kiến)? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ (thường là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, liệt kê,…)
+ Câu 04 là câu kiểm tra năng lực vận dụng của người học (khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành). Các dạng câu hỏi thường gặp là: "Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị?", hay "Bài học anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì?", hoặc "Anh/Chị hãy đưa ra các giải pháp đối với vấn đề được nêu ra trong đoạn trích"…
Đối với phần viết đoạn văn (2,0 điểm)
Trong đề thi, đối với câu viết đoạn, học sinh cần nắm được các dạng đoạn văn thường gặp như nghị luận về một đạo lý, hiện tượng xã hội, thông điệp rút ra từ văn bản đọc hiểu.
Giáo viên Cao Chí Bằng. |
+ Đối với đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, học sinh có thể trả lời 2 câu hỏi đơn giản sau: Tại sao? Ngược lại thì như thế nào?
Để trả lời câu hỏi "Tại sao?", học sinh cần bày tỏ quan điểm và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để bảo quan điểm của mình. Đồng thời, với câu hỏi "Ngược lại thì như thế nào?" sẽ giúp học sinh mở rộng (lật ngược) vấn đề để bài viết khái quát, sâu sắc và toàn diện hơn.
+ Đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội), học sinh chỉ cần trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển thêm nữa hay không?.
+ Đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, học sinh cần lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Mà trong một ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu có thể có nhiều thông điệp. Do vậy, học sinh cần giải thích ngắn gọn: Dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp đó trả lời câu hỏi Tại sao?, Nếu ngược lại thì như thế nào? và rút ra bài học cho bản thân.
Đối với bài văn nghị luận văn học (5,0 điểm)
Trong đề thi, với phần nghị luận văn học, cần ôn tập các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và lớp 12.
Nhưng để trọng tâm hơn, học sinh cần phải biết dạng đề nào vừa phù hợp với thời gian làm bài văn nghị luận văn học (khoảng 70 đến 90 phút) vừa có độ phân hóa tốt. Dưới đây là gợi ý một số dạng đề phù hợp:
+ Nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ).
+ Nhị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi (nghị luận về nhân vật/chi tiết/tình huống truyện/…).
+ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
+ Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học
Tuy nhiên, đối với đề câu nghị luận văn học, học sinh cần nhớ: Đề thi có độ phân hóa. Do vậy đề thi sẽ có 02 yêu cầu phân ra làm 02 vế: Một yêu cầu cơ bản dành cho học sinh trung bình, khá và một vế để chọn ra học sinh giỏi để tuyển vào các trường đại học danh tiếng, có tỉ lệ chọi cao.
Thực tế, nhìn vào thang điểm – đáp án chính thức môn Ngữ văn, kì thi THPT quốc gia năm 2017 do bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, kiến thức nâng cao phần nghị luận văn học chỉ chiếm 20%, kiến thức cơ bản chiếm tới 50%.
Nhưng để đạt kết quả tốt, người học cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, theo giai đoạn văn học, theo tác giả, theo khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi,...), theo trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận),...
Cách ôn tập theo cách nhóm các tác phẩm không chỉ để phục vụ cho dạng đề liên hệ, so sánh mở rộng theo định hướng đề minh họa mà con để làm tốt các dạng đề khác.
Ví dụ như các nhóm tác phẩm theo đề tài, chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước, người chiến sĩ cách mạng, tình yêu – thời gian – tuổi trẻ, người phụ nữ, người nông dân, đề tài về thiên nhiên và con người,...
Nhóm các tác phẩm theo giai đoạn ra đời như trước Cách mạng tháng Tám (1945), sau Cách mạng và trong thời kì đổi mới.
Nhóm tác phẩm theo thể loại như tự sự (truyện ngắn, tùy bút, bút kí,...), trữ tình (chủ yếu là thơ trữ tình, không kể một số tác phẩm tự sự có yếu tố trữ tình), kịch (bi kịch, chính kịch...), nghị luận (tuyên ngôn độc lập chẳng hạn)…
Vì có thể có các dạng câu hỏi dạng như cho biết vai trò của chi tiết đặc sắc đối với tác phẩm tự sự; nghệ thuật xây dựng nhân vật/tình huống truyện/chi tiết đặc sắc/… giữa tác giả/tác phẩm này với tác giả/tác phẩm kia có gì giống và khác nhau; nghệ thuật khắc họa hình tượng nghệ thuật (hình tượng thiên nhiên, con người,…) để từ đó thấy được phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn hay đặc trưng của mỗi thể loại.
Nhóm tác phẩm cùng khuynh hướng sáng tác như khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực, những tác phẩm có khuynh hướng hòa quyện hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn, khuynh hướng sử thi.
Đồng thời người học cũng cần nắm kĩ phong cách sáng tác, quan điểm nghệ thuật của các nhà văn. Vì đề có thể yêu cầu nhận xét để thấy điểm tương đồng hay khác biệt của các nhà văn thông qua hai đoạn trích thơ/văn xuôi hay hai nhân vật văn học.
Chỉ tiêu 2018 và điểm chuẩn 3 năm gần nhất của Học viện Biên phòng
Thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh 2018 và điểm chuẩn của Học viện Biên phòng để thí sinh tham khảo khi lựa chọn trường, ... |
Đại học Kiến trúc TP HCM bắt đầu nhận hồ sơ dự thi năng khiếu năm 2018
Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh thông báo thời gian nộp hồ sơ dự thi năng khiếu kỳ thi tuyển sinh đại ... |
Chỉ tiêu 2018 và điểm chuẩn 3 năm gần nhất của Đại học HUTECH
Thông tin về chỉ tiêu và điểm chuẩn Đại học HUTECH để các thí sinh tham khảo trước khi lựa chọn đăng ký xét tuyển ... |
Giáo dục 01:56 | 23/06/2018
Giáo dục 23:00 | 22/06/2018
Giáo dục 12:00 | 22/06/2018
Giáo dục 23:00 | 20/06/2018
Giáo dục 12:00 | 20/06/2018
Giáo dục 23:00 | 18/06/2018
Giáo dục 23:00 | 15/06/2018
Giáo dục 12:00 | 15/06/2018