Bích hoạ trên phố Phùng Hưng: Áo mang thương hiệu nổi tiếng là 'xen giữa yếu tố truyền thống và hiện đại'

Họa sĩ Thế Sơn khẳng định, bức tranh là sự kết hợp, nghệ thuật đương đại đưa ra những câu hỏi cho người xem về giá trị truyền thống trước toàn cầu hóa.

Liên quan đến vụ lùm xùm về một số tác phẩm tại phố bích họa Phùng Hưng xen giữa những đường nét về truyền thống là những chi tiết hiện đại là quần áo mang thương hiệu của các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới, chúng tôi đã liên hệ với họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, Giám tuyển dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”.

Theo họa sĩ Thế Sơn, đây là dự án nghệ thuật đương đại, một tác phẩm nghệ thuật đương đại có nhiều lớp nghĩa, các tác phẩm thể hiện ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ không đơn thuần chỉ là mô phỏng hay phóng to một bức tranh dân gian nào đó. Tác phẩm trên là một thủ pháp rất phổ biến trong nghệ thuật.

Cũng theo họa sĩ Sơn, nếu để ý thì ở mỗi tác phẩm tại phố bích họa Phùng Hưng đều có lời giải thích, được gắn cạnh mỗi tác phẩm.

“Tôi lấy ví dụ, nhiều người dân Hà Nội chỉ biết đến tranh Đông Hồ mà không biết đến tranh Hàng Trống, điều đó có nghĩa là rất nhiều những giá trị truyền thống nằm ngay trong khu phố cổ, nhưng bản thân người dân Hà Nội lại không biết.

ly giai tranh tren pho phung hung xen giua yeu to truyen thong va hien dai
Một số bức tranh trên phố bích họa Phùng Hưng xen giữ yếu tố truyền thống và hiện đại.

Trong khi đó các thương hiệu thời trang quốc tế thì mấy ai lại không biết, bức tranh đã ghép 2 sự nghịch lí, một cái mà không ai biết còn một cái lại quá nhiều người biết, đây là sự kết hợp gợi mở cho người xem để đưa ra những câu hỏi, đó chính là nghệ thuật đương đại.

Mỗi người sẽ hiểu một tác phẩm nghệ thuật đương đại theo một cách khác, nó hoàn toàn phụ thuộc vào phông văn hóa và kinh nghiệm cá nhân. Nếu có kinh nghiệm cá nhân, phông kiến thức thì sẽ hiểu bức tranh khác ngay. Vấn đề là trình độ hiểu biết lịch sử, hiểu biết văn hóa và đặc biệt là hiểu biết về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam nói chung là 'zero'”, họa sĩ Thế Sơn nói.

Họa sĩ Thế Sơn khẳng định, bức tranh là sự kết hợp, nghệ thuật đương đại đưa ra những câu hỏi cho người xem về giá trị truyền thống trước toàn cầu hóa.

Trước một số ý kiến cho rằng liệu có phải một số bức tranh nhận tài trợ của các hãng thời trang nổi tiếng nên mới cho các thương hiệu nổi tiếng này vào tác phẩm tranh dân gian? Họa sĩ Sơn khẳng định: “Chúng tôi không nhận tài trợ của ai hết. Bạn cứ để ý xem, nhiều hộ kinh doanh ở trên các phố nhiều hộ cứ viết đại tên các hãng vào, thế nhưng các hộ này có ai tài trợ gì đâu”.

Theo họa sĩ Sơn, câu chuyện sử dụng thương hiệu ở Việt Nam thì ai cũng đều biết, bức tranh ở đây cũng thể hiện một vấn đề của xã hội Việt Nam là một xã hội mà giới trẻ hiện giờ rất hoang mang trước sự toàn cầu hóa.

Thương hiệu quốc tế tràn lan đến mức độ quá phổ biến, trong khi đó giá trị truyền thống lại không được quan tâm, rõ ràng đây là một câu hỏi rất hay của người nghệ sĩ khi đưa ra những câu hỏi cho chính những người xem. Tranh nghệ thuật đương đại khác với tranh cổ động và tranh tuyên truyền ở chỗ rất dân chủ trong cách hiểu, nó hoàn toàn phụ thuộc vào 'phông' văn hóa cá nhân và kinh nghiệm cá nhân .

“Tôi thấy người nước ngoài và người Việt Nam cùng xem một bức tranh nhưng lại thể hiện 2 thái độ rất khác nhau: người Việt Nam sẽ hỏi cái này vẽ để làm gì hay làm cái này để làm gì? Tức là muốn biết ngay ý nghĩa, nội dung của bức vẽ. Trong khi người nước ngoài sẽ không hỏi điều đó, họ sẽ hỏi làm thế nào mà người nghệ sĩ lại làm ra vậy? Thay vì hỏi cái gì thì người ta hỏi tại sao và làm thế nào để tạo ra tác phẩm”, họa sĩ Sơn chia sẻ.

Cũng theo vị hoạ sỹ này, nghệ thuật đương đại còn khá xa lạ với công chúng, chính vì vậy mục đích của dự án đó là đánh thức giá trị của chính di sản kiến trúc, đồng thời kéo nghệ thuật đương đại đến gần gũi với người dân hơn và để mọi người cùng tương tác, cũng nghiền ngẫm về tác phẩm.

ly giai tranh tren pho phung hung xen giua yeu to truyen thong va hien dai Nhiều người thích thú ghé thăm phố bích họa Phùng Hưng trong tuần đầu tiên khai trương

Phố bích họa Phùng Hưng vừa khai trương đã thu hút khá đông người dân tới đây đi dạo, chụp hình.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.