Ông Huỳnh Thành Đạt sinh năm 1962, quê ở tỉnh Bến Tre. |
Trình độ: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vật lý, Cử nhân Chính trị.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đạt từng trải qua các chức vụ: Phó Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Chánh Văn phòng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.
Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. |
Hiện nay, ĐHQG-HCM có 7 đơn vị thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường đại học Kinh tế - Luật và Viện Môi trường - Tài nguyên.
Bên cạnh đó, ĐHQG-HCM còn có 26 đơn vị trực thuộc được tổ chức và hoạt động theo các chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ… ; đồng thời tương tác, bổ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh hệ thống.
Về đào tạo, ĐHQG-HCM có: Khoa Y, Trường Phổ thông Năng Khiếu Trung tâm Đại học Pháp Viện đào tạo Quốc tế.
Về NCKH&CN, ĐHQG-HCM có: Viện John von Neumann, Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Thiết kế Vi mạch, Trung tâm MANAR Việt Nam, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Viện Quản trị đại học.
Về các đơn vị phục vụ đào tạo, NCKH&CN, ĐHQG-HCM có: Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sinh viên, Thư viện Trung tâm, Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Kiểm định chất lượng đào tạo, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Quỹ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khảo thí Tiếng Anh, Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM.
Ngoài ra ĐHQG-HCM còn có các đơn vị phục vụ công tác quản lý: Quỹ Phát triển ĐHQG-HCM, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị ĐHQG-HCM, Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG-HCM, Ban Quản lý Dự án Xây dựng Ký túc xá sinh viên, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư.
Đến 2015, ĐHQG-HCM đang đào tạo khoảng 55.000 sinh viên đại học chính quy, với 89 ngành/nhóm ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học kinh tế, khoa học sức khỏe. Về đào tạo sau đại học, ĐHQG-HCM có 90 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 77 ngành đào tạo trình độ tiên sĩ với khoảng 9.500 học viên cao học và 680 nghiên cứu sinh.
Về đội ngũ, năm 2015, ĐHQG-HCM có tổng cộng hơn 5.685 cán bộ - công chức với khoảng 2.677 viên chức giảng dạy, 1.443 viên chức hành chính và 928 cán bộ nghiên cứu. Trong đó gồm: 304 Giáo sư, Phó Giáo sư, 1.141 tiến sĩ, 2.133 thạc sĩ.