Bộ Quốc phòng: Nếu không quản lý hiệu quả, các thiết bị bay, flycam sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Bộ Quốc phòng thông tin về việc quản lý thiết bị bay điều khiển từ xa (flycam), phương tiện bay siêu nhẹ.
bo quoc phong len tieng viec quan ly thiet bi bay flycam
(Ảnh minh họa: ANTĐ)

Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, cử tri TP HCM đã đề nghị các Bộ, ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý việc mua bán, thiết bị bay điều khiển từ xa, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm giảm thiểu các hoạt động bay tự do, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh hàng không và trật tự xã hội.

Theo Bộ Quốc phòng, hiện tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ đặc biệt là thiết bị điều khiển xa (flycam) được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như: Quay phim, chụp ảnh từ trên cao phục vụ thông tin truyền thông, giải trí, nghiên cứu khoa học...

"Nếu không có biện pháp quản lý đồng bộ, hiệu quả đối với loại phương tiện bay này, sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như đe dọa an toàn bay, mất trật tự an ninh, an toàn xã hội", Bộ Quốc phòng cho biết.

Cũng theo Bộ này, ngày 28/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (Nghị định 36).

Bộ Quốc phòng cũng đã có Thông tư số 35/2017/TT-BQP ngày 12/02/2017 quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các co sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.

Trong đó xác định nội dung quản lý đối với tàu bay không người lái và phưong tiện bay siêu nhẹ gồm nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh, tổ chức bay, quản lý hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, cụ thể:

Tại khoản 2, Điều 4 Nghị định 36 quy định: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phưong tiện bay siêu nhẹ phải có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Từ Điều 5 đến Điều 14 Nghị định 36 quy định: Bộ Quốc phòng là cơ quan cấp phép bay; chủ trì điều hành và giám sát hoạt động bay; chỉ định cơ quan,…

Tại Thông tư 35 quy định các điều kiện, tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với cơ sở thiết kế, sản xuất, thử nghiệm; các yêu cầu đối với tàu bay, chủ thể sử dụng tàu bay khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; phân cấp quản lý hoạt động bay theo khu vực, độ cao.

Bộ Quốc phòng cho biết, thời gian qua cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong quân đội phối hợp tốt với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

Các đơn vị đã phát hiện và xử lý theo đúng quy định của pháp luật một số hoạt động bay của tàu bay không người lái có tính tự phát, không làm thủ tục xin cấp phép bay, bay vào khu vực cấm.

"Với những tiện ích mang lại từ việc ứng dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; đã tạo ra bước phát triển mới về quy mô đồng thời cũng tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Vì vậy, để quản lý có hiệu quả loại phương tiện bay này, Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 36 vào năm 2018", Bộ Quốc phòng thông tin.

bo quoc phong len tieng viec quan ly thiet bi bay flycam Chơi Flycam trên cầu Nhật Tân: Thanh niên bất cẩn bị rơi xuống bãi giữa sông Hồng

21h tối nay (ngày 9/6), một thanh niên đã bị rơi xuống bãi giữa cầu Nhật Tân, Hà Nội, bị chấn thương khá nặng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.