Tags

Bộ tam sên cúng ngày vía Thần Tài

Tìm theo ngày
Bộ tam sên cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?

Bộ tam sên cúng ngày vía Thần Tài gồm những gì?

Phong tục thờ cúng tại mỗi vùng miền ở Việt Nam sẽ có những đặc trưng phong phú khác nhau. Ở khu vực miền Nam, trong mâm lễ cúng Thần Tài thường có bộ tam sên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bộ tam sên là gì, có ý nghĩa như thế nào và bao gồm những vật phẩm đồ cúng gì nhé.

Bộ tam sên là gì?

Bộ tam sên hay còn được gọi là bộ tam sinh, đây là một văn hóa đặc biệt của người dân Nam bộ khi cũng Thần Tài.

Có thể hiểu tam sên theo 3 nghĩa như sau:

Ý nghĩa thứ nhất là về văn hóa, bộ tam sên biểu tượng cho ba yếu tố là đất, nước và bầu trời, chính là nơi mà chúng ta đang sinh sống.

Quan niệm của dân gian xưa cho rằng Bộ Tam Sên là lễ vật tượng trưng cho ba yếu tố là Thổ – Thủy – Thiên, không thể thiếu trong các lễ cúng thần linh.

Bộ Tam Sên là đặc trưng của người dân Nam Bộ. Ở khu vực Bắc Bộ hay Trung Bộ người dân không cúng Bộ Tam Sên này.

Tam sên còn có thể gọi cách khác là tam sanh hoặc tam sinh, được hiểu là 3 loại sinh vật sống tại 3 môi trường khác nhau. Trong đó có loài vật sống ở trên mặt đất tượng trưng cho thổ; loài vật sinh sống ở dưới nước tượng trưng cho Thủy và loài vật sống ở trên trời tượng trưng cho yếu tố Thiên.

Ý nghĩa của Bộ tam sên cúng ngày vía Thần Tài

Sau đây là các ý nghĩa đặc biệt của bộ Tam Sên khi dâng lên thần linh trong lễ cúng của người Việt.

- Có ý nghĩa tốt đẹp, cao cả của người dân Việt Nam.

- Lễ tả thể hiện lòng thành tâm của gia chủ đối với các bậc thần linh.

- Thể hiện sự hiểu biết của chủ nhà về tâm linh, lễ nghi.

- Mang đến tinh thần lạc

Bộ tam sên cúng Thần Tài gồm những gì?

Chủ nhà khi chuẩn bị bộ tam sên để cúng ngày vía thần tài thì cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm tươi sạch, ngon vì đó chính là thể hiện tấm lòng thành của bản thân, gia đình đến với các vị thần linh.

Các lễ vật trong bộ Tam Sên bao gồm:

Tượng trưng cho Thổ: 1 miếng thịt heo ba chỉ luộc

Tượng trưng cho thiên: 1 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt)

Tượng trưng cho thủy: 1 con cua luộc hoặc 3 con tôm luộc.

Bộ Tam sên dùng cho các lễ cúng nào?

Không chỉ riêng trong ngày vía Thần Tài, người ta còn dùng bộ tam sên trong nhiều lễ cúng khác như: cúng khai trương, cúng thần tài hàng tháng, cúng đất đai, cúng nhập trạch, cúng sửa nhà, cúng nhà mới, cúng lễ thôi nôi cho bé, cúng lễ đầy tháng cho bé…

Các mâm cúng này có lễ vật tương đối giống nhau, sử dụng các lễ vật kết hợp với bộ tam sên để dâng lên bày tỏ lòng thành kính đối với các vị Thần Linh, quan công, thổ địa.

Các lễ vật đi kèm với bộ tam sên

Trong lễ cúng bên cạnh bộ Tam sên thì còn có một số lễ vật khác như: mâm ngũ quả, hương/nhang, hoa cúc tươi, nến/đèn cày, hũ gạo trắng, hũ muối trắng, trà mạn, rượu nếp trắng, nước lọc, bánh kẹp, xôi gấc, chè đậu trắng, bánh hỏi, trầu cau tươi, tiền vàng mã…

Những lưu ý về bộ tam sên cúng thần tài và thổ địa

Khi cúng lễ thần tài, thổ địa gia chủ cần lưu ý không được thiếu bộ Tam Sên. Bộ Tam sên được đặt tại vị trí thấp dưới đất và hướng ra cửa chính. Bàn thờ thần tài, thổ địa phải được thắp hương hàng ngày vào 6h - 7h sáng, chiều 6h - 7h, mỗi lần thắp 5 nén nhang.

Thay nước uống trong lúc thắp hương, thường xuyên thay nước cho lọ hoa.

Không được để vật nuôi trong nhà quậy phá khu vực bàn thờ.

Các lễ vật như muối, gạo sau khi cúng xong thì dùng để lấy lộc chứ không đem rải ra ngoài đường vì sẽ làm mất lộc của gia đình.

Nước cúng và rượu thì đứng ở ngoài tưới vào nhà, ý nghĩa là mang lộc vào nhà.

Bộ tam sên, trái cây, xôi chè sau khi cúng xong thì để người nhà ăn lấy lộc, không nên đem cho người ngoài vì sẽ mất lộc.

Hy vọng với những chia sẻ về bộ tam sên cúng ngày vía thần tài trên có thể giúp ích được cho bạn!