Các nước trên thế giới quản lý vỉa hè ra sao?

Nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore ở châu Á hay Brussels của Bỉ tại châu Âu đều có quy định chặt chẽ về vỉa hè, trong đó người bán hàng bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh của chính quyền địa phương.
cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao

Mua bán từ hàng quán bán rong trên vỉa hè từ lâu đã là một nét văn hóa đi sâu vào đời sống người dân Thái Lan và nét hấp dẫn đối với khách nước ngoài tới du lịch. Tuy nhiên, việc các điểm hàng rong ở Bangkok chiếm quá nhiều diện tích vốn dành cho người đi bộ và thậm chí gây ra tình trạng lộn xộn. Năm 2015, chính phủ Thái Lan đã tiến hành hàng loạt chiến dịch nhằm lấy lại hình ảnh sạch đẹp của Thái Lan, một trong số đó là dẹp bỏ hoạt động bán hàng rong trên đường phố. Chiến dịch hạn chế bán hàng vào giờ cao điểm và di dời hơn 3.000 quầy buôn bán trên vỉa hè tới những khu phố dành riêng cho hoạt động này, theo AFP. Nhiều tuyến đường bị cấm bán hàng rong trong giờ cao điểm như Ratchadamri, Tha Phrachan. Theo đó, các xe bán hàng rong không được phép hoạt động từ 15h-17h để nhường đường cho người đi bộ. Ảnh: SBS

cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, để được phép bán hàng trên phố, người dân cần có giấy phép hoạt động và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hoạt động kinh doanh trong các khu vực dành riêng cho hoạt động buôn bán hàng rong thường diễn ra có trật tự, người đi bộ vẫn hoàn toàn thoải mái di chuyển trên đường phố. Ảnh: Trazy.com

cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao

Còn tại Philippines, với quyết tâm giành lại lối cho người đi bộ, tháng 5/2016 giới chức phát triển đô thị tại Manila (MMDA) tuyên bố khoảng 1.000 người bán hàng rong không được phép buôn bán trên các vỉa hè và lối dành cho người đi bộ trong thành phố. Dù cam kết xử lý mạnh tay, giới chức nước này chỉ tạm thời tịch thu những món đồ của người bán hàng rong bởi đó là "miếng cơm manh áo" của họ. Chính quyền khuyến khích người bán hàng rong thuê các gian hàng ở chợ đêm với giá cả phải chăng thay vì bán hàng tràn lan trên đường phố. Ảnh: news.mb.com.ph

cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao

Singapore ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh tế nước này. Đến năm 1996, tất cả người bán hàng rong của Singapore đều đã có nơi buôn bán, được cấp giấy phép. Họ còn được dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Singapore cũng thực hiện chế độ quản lý nghiêm, áp dùng hình phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh doanh, lấn chiếm lề đường hoặc không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Singapore có thể coi là hình mẫu về quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản. Ảnh: Khalzuri/leahbachhuber.com

cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao
Những chiếc bàn, ghế của quán cà phê vỉa hè là hình ảnh quen thuộc ở thủ đô Washington, Mỹ. Sau khi mua sắm, người ta có thể dừng chân bên quán cà phê dọc đường Broadway. Để đảm bảo không gian đi bộ hợp lý, tháng 8/2016, giới chức thủ đô Washington ra sắc lệnh mới về việc các hộ kinh doanh phải xin phép khi sử dụng vỉa hè. Các nhà quản lý cho rằng họ cần phải giữ lại 1,5m đường đi bộ theo Đạo luật về người khuyết tật Mỹ (ADA). Dù khá bất ngờ trước sắc lệnh mới, các hộ kinh doanh vẫn nghiêm chỉnh chấp hành. Ảnh: USA Today
cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao

Tại nhiều quốc gia châu Âu, quy định về bán hàng rong trên phố hay mở nhà hàng, quán cà phê trên lề đường được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan. Một trong những quốc gia nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là Pháp. Giới chức nước này cho phép các hộ kinh doanh quán cà phê được kê bàn ghế bên ngoài lề đường nhưng phải tuân theo quy định bàn ghế nằm gọn trong mái hiên khoảng 3-6m. Người dân và du khách vẫn vừa có thể nhâm nhi tách cà phê, ngắm đường phố. Có lẽ những quán cà phê ven đường lẽ đã trở thành một nét đẹp văn hóa tinh túy của người Paris. Ảnh: Foodandthefabulous.com

cac nuoc tren the gioi quan ly via he ra sao

Tại Brussels của Bỉ, để được phép kinh doanh trên phố hay không gian công cộng (hay còn gọi kinh doanh lưu động), những người bán hàng phải nộp đơn xin giấy phép kinh doanh lên Liên đoàn Thương mại của thành phố Brussels trực tiếp hoặc gửi thư đăng ký. Ngoài các thông tin chung về chủ kinh doanh, mặt hàng buôn bán, đơn xin giấy phép hoạt động cũng phải nêu rõ đề xuất diện tích mặt bằng kinh doanh. Nếu Liên đoàn Thương mại thành phố chấp thuận, họ mới được phép buôn bán mặt hàng theo đúng thông tin nêu trong đơn. Ảnh: Pinterest.com

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.