Đối với những ngôi nhà ống, nhà phố cao tầng thì sân thượng chính là khoảng không gian lý tưởng để các gia đình “hô biến” thành góc thư giãn, nghỉ ngơi hàng ngày. Trong đó, việc cải tạo sân thượng thành phòng làm việc thoáng đãng đang được khá nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay các bước cải tạo sân thượng thành phòng làm việc trong phần dưới đây để bạn và gia đình có thêm ý tưởng cho “góc nhỏ” của mình.
Đây là bước đầu tiên mà bạn cần làm để bắt đầu cải tạo sân thượng thành phòng làm việc. Dù là sân thượng hay bất kỳ vị trí nào trong căn nhà, bạn muốn cải tạo hay sửa chữa cũng cần dành thời gian để khảo sát hiện trạng trước khi thi công. Việc này sẽ giúp bạn đo đạc lại các chi tiết kỹ thuật (như diện tích, độ dày sàn, tường vây, chiều cao mái (nếu có),... của sân thượng.
Từ những số liệu đo đạc được, bạn hoặc kiến trúc sư/chủ thầu xây dựng sẽ dễ dàng lập bản vẽ và lên kế hoạch cải tạo lại sân thượng sao cho không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực và độ an toàn của căn nhà.
Ngoài ra, khảo sát hiện trạng thực tế của sân thượng cũng giúp bạn nắm rõ các chỗ hỏng hóc, hư hại, chưa hợp lý của vị trí thi công, từ đó tìm cách sửa chữa, khắc phục trước khi cải tạo thành phòng làm việc.
Sau bước khảo sát hiện trạng thực tế, bạn đã có một bản vẽ chi tiết về các số liệu của vị trí cải tạo. Từ đây, bạn bắt đầu bàn bạc với bên xây dựng/kiến trúc sư về ý tưởng cải tạo sân thượng thành phòng làm việc của mình - thông qua việc phân chia bố cục. Bạn sẽ cần bàn bạc với gia đình và trả lời những câu hỏi như:
- Với diện tích sân thượng có sẵn, đâu sẽ là nơi đặt phòng làm việc của bạn?
- Phòng làm việc trên sân thượng của bạn sẽ có những khu vực gì (ví dụ nơi để giá sách, nơi đặt bàn làm việc, nơi để ghế đọc sách,...)
- Ngoài phòng làm việc thì sân thượng còn diện tích cho không gian khác (vườn rau, bàn ăn gia đình, bàn cà phê,...)
- …
Nguồn: istockphoto
Bước phân chia bố cục này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải tạo sân thượng thành phòng làm việc. Bởi lẽ bạn cần phải xác định rõ đâu là nơi mình đặt phòng làm việc ngay từ đầu thì bên thiết kế, thi công mới có thể biết đâu là khu vực cần xây dựng, từ đó tư vấn và tiến hành các bước tiếp theo.
Bước tiếp theo trong quá trình cải tạo chính là xác định thiết kế cho phòng làm việc trên sân thượng. Do khu vực sân thượng là không gian trên cùng của căn nhà, có vị trí “lộ thiên” nhiều nhất nên việc tiếp xúc với nắng, gió, mưa, bão, tiếng ồn,... rất thường xuyên. Còn phòng làm việc lại cần được che chắn kỹ lưỡng để bảo vệ máy móc, giấy tờ, tài liệu và nội thất bên trong. Do đó việc thiết kế sân thượng thành phòng làm việc ra sao là nỗi trăn trở của khá nhiều người.
Một số người chọn cải tạo sân thượng thành phòng làm việc là do yêu thích cảm giác “chill” và thoáng đãng, vậy nên họ thường chọn thiết kế không gian mở (nhiều cửa sổ kính hoặc không vách ngăn và chỉ có mái che). Lối thiết kế này giúp tầm nhìn của người bên trong rộng thoáng hơn, khiến bạn có cảm giác mình đang làm việc ở một nơi nào đó thư giãn (như quán cà phê), thay vì đối diện với bốn bức tường.
Tuy nhiên, do tính chất sân thượng đã kể đến ở trên mà khi chọn cách thiết kế này, bạn cần phải làm tốt công tác cách nhiệt, điện chống thấm, cũng như chọn nội thất bên trong sao cho máy móc, giấy tờ không bị hư hại hoặc ảnh hưởng bởi tác động của bên ngoài.
Còn đối với những người chọn thiết kế đóng - nghĩa là cải tạo sân thượng thành một phòng làm việc đúng nghĩa bốn bức tường, thì kiểu thiết kế sẽ theo hướng hoàn toàn khác. Việc xây phòng làm việc trên sân thượng giờ đây sẽ không khác gì với việc xây thêm một căn phòng, và bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng việc chọn nguyên vật liệu, nội thất sao để không tăng thêm sức nặng cho móng nhà mà vẫn đảm bảo độ bền và sức chống chịu của căn phòng trước tác động từ bên ngoài.
Sau khi xác định sân thượng của gia đình mình sẽ được làm theo thiết kế đóng hoặc mở, bạn cần bắt đầu làm sàn, rào chắn/tường và trần cho phòng làm việc.
Sàn phòng làm việc trên sân thượng: Khi chọn vật liệu lát sàn cho phòng làm việc trên sân thượng, các yếu tố như chống trơn trượt, bền bỉ theo thời gian, thoát nước nhanh, dễ lau chùi,... nên được ưu tiên hàng đầu. Một số vật liệu lát sàn và giá gợi ý mà bạn có thể tham khảo như:
- Sàn nhựa giả gỗ: 55.000 – 80.000 đồng/vỉ
- Sàn gỗ keo ngoài trời:40.000 – 55.000 đồng/vỉ
- Sàn gỗ tràm bông: 30.000 – 60.000 đồng/vỉ
- Sàn gỗ dầu: 55.000 – 65.000 đồng/vỉ
Sàn gỗ ngoài trời nên được thi công, lắp đặt theo đúng quy chuẩn (có đà, lớp đá cuội) để đảm bảo quá trình thoát nước, cách nhiệt được diễn ra hoàn hảo.
Tường/rào chắn trên sân thượng: Một sân thượng không thể thiếu đi phần tường ngăn bốn mặt để đảm bảo độ an toàn cho gia đình. Khi cải tạo sân thượng thành phòng làm việc, phần tường nên được làm thêm một lớp cách nhiệt, sơn lớp chống thấm và máng nước bên ngoài để ngăn cản nắng, gió, cũng như nước văng vào khu vực làm việc. Bạn có thể lắp đặt thêm các ô cửa kính cường lực trong suốt để mở ra khi trời mát và đóng lại khi có thời tiết xấu.
Trần sân thượng: Phần này nên làm đủ cao để có thể lắp thêm một phần trần phụ, cách nhiệt cho phòng làm việc. Có rất nhiều mẫu trần sân thượng mà bạn có thể tham khảo như:
- Mái xếp
- Mái kính
- Mái nhựa
- Mái giàn gỗ
Tùy theo diện tích sân thượng, kích thước phần muốn che phủ và chất lượng vật liệu mà giá mỗi mẫu trần sân thượng sẽ khác nhau.
Bước tiếp theo trong quá trình cải tạo sân thượng thành phòng làm việc chính là lắp đặt hệ thống điện, nước và ánh sáng cho sân thượng. Một phòng làm việc hiện đại chắc chắn phải có các ổ điện để cắm các thiết bị như máy tính, điện thoại, đèn, máy xông tinh dầu,.... Việc bố trí hệ thống điện trên sân thượng cần phải vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của bạn, vừa phải nằm ở vị trí hợp lý, cách xa cửa sổ hoặc nơi có nguy cơ rò rỉ điện cao (như gần vòi nước, ống nước).
Ngoài điện thì phòng làm việc trên sân thượng còn cần được bố trí ánh sáng hợp lý. Bạn cần đủ ánh sáng để làm việc, nhưng cũng không gây ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh (đối với không gian mở). Các loại đèn led có ánh sáng vàng dịu nhẹ được khuyến khích dùng trong trường hợp này.
Khi thiết kế sân thượng thành phòng làm việc thì bạn nên cân nhắc việc đặt nội thất lên khu vực này. Cụ thể, bạn hãy ưu tiên chọn nội thất được làm từ các chất liệu ít bị han gỉ, hư hại như gỗ tự nhiên chống thấm nước, nhôm, nhựa, kính.... Các vật dụng đặt trong phòng làm việc cần được làm từ chất liệu cao cấp và có độ bền cao, do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố thời tiết bên ngoài.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình thì bạn nên chọn loại cây trồng phù hợp với toàn bộ không gian sân thượng, cũng như che chắn cho công trình khi nắng, mưa, gió bão.
Cần lưu ý đến hướng sân thượng để bố trí cây xanh sao cây có thể nhận được nhiều ánh sáng nhất và bạn có thể trồng xen kẽ các loại cây với nhau (như cây ưa nắng và ưa bóng râm) để tận dụng hết không gian hiệu quả.