Cải cách tốt bộ máy, tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng/năm

Đó là khẳng định của PGS.TS Lê Quốc Lý (phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên vụ trưởng Vụ Tài chính - tiền tệ Bộ Kế hoạch - đầu tư) khi trao đổi với Tuổi Trẻ.
cai cach tot bo may tiet kiem hang ngan ti dongnam

UBND quận Tân Phú, TP.HCM đẩy mạnh cải cách hành chính một dấu, một cửa. Trong ảnh: người dân làm thủ tục hồ sơ nhà đất tại UBND quận Tân Phú - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Lý nhận định thực trạng bộ máy, tổ chức quá cồng kềnh, quan liêu và hoạt động kém hiệu quả là vấn đề nhức nhối hiện nay. Việt Nam đang thiếu tư duy đổi mới về tổ chức một cách minh bạch và khoa học.

* Việc đổi mới tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được nhấn mạnh nhiều năm qua nhưng chưa làm được. Theo ông, đâu là nguyên do chính dẫn đến tình trạng này?

- Thực tế ở Việt Nam, mô hình tổ chức bộ máy đã được xây dựng theo mô hình Liên Xô cũ và cộng thêm một số tổ chức được thành lập cho phù hợp với yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập đất nước.

Bộ máy đó được kế thừa và giữ... khá nguyên vẹn sang giai đoạn thời bình từ sau năm 1975 đến nay.

Tư duy về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chúng ta đã thực hiện khá tốt. Nhưng tư duy về đổi mới hệ thống tổ chức, bộ máy chưa có thay đổi tương ứng, còn khá lạc hậu, giáo điều và bảo thủ.

Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã phát triển ngày một thị trường đầy đủ hơn, từng bước tương thích với các nền kinh tế thế giới, nhưng việc thiết kế và xây dựng tổ chức, bộ máy chưa có đổi mới, chưa phù hợp với những đổi thay của nền kinh tế.

Tinh giản biên chế không thành công cũng chính vì thiếu nguyên tắc tinh gọn bộ máy. Hơn nữa, việc đổi mới lại bị vướng vào chủ nghĩa dân túy ban phát bổng lộc nên biên chế ngày càng phình to ra.

cai cach tot bo may tiet kiem hang ngan ti dongnam

* Điều người dân kỳ vọng là tìm được một mô hình tổ chức bộ máy mới ít đầu mối hơn nhưng hiệu năng và chất lượng cao hơn. Kỳ vọng này liệu có khả thi?

- Chắc chắn cần phải có cuộc cải cách mạnh mẽ về tổ chức và xây dựng bộ máy cho phù hợp với yêu cầu mới. Tổ chức nào thừa, không cần thiết phải tồn tại độc lập thì nên gộp hoặc mạnh dạn giải tán là tốt nhất.

Cần rà soát bỏ bớt các bộ phận trung gian, sáp nhập một số bộ, các cơ quan ngang bộ khi yêu cầu và phương pháp quản lý đã thay đổi.

Cũng nên sáp nhập các văn phòng, đơn vị có cùng chức năng như các đơn vị thanh tra và kiểm tra, tuyên truyền và vận động quần chúng, các đơn vị làm công tác tổ chức và nội vụ... và đặt vào đúng vị trí, chức năng, đối tượng phục vụ của các tổ chức này.

Liên minh hợp tác xã cũng hãy phục vụ tốt các hợp tác xã, để các hợp tác xã đóng góp kinh phí nuôi Liên minh hợp tác xã. Các hội khác cũng nên hoạt động từ thành tựu do các thành viên của hội tạo ra.

Ví dụ Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật không nên dựa vào ngân sách nữa mà hoạt động phục vụ giới khoa học - công nghệ và kinh phí hoạt động cũng lấy từ đó. Các ban lý luận, các ban "ba tây" nên nhập về các cơ quan có chức năng phù hợp.

Hiện nay mỗi tổ chức, mỗi bộ máy chi tiêu ít nhất hàng trăm tỉ đồng mỗi năm từ ngân sách nhà nước. Nếu giảm đi được 10 đơn vị đã tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng phục vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...

Nếu cải cách, đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức, bộ máy thì sẽ tiết kiệm được nhiều ngàn tỉ đồng ngân sách mỗi năm. Số tiền này sẽ góp phần đáng kể vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

* Thế còn tổ chức bộ máy ở địa phương thì sao, thưa ông?

- Một trong những khâu gây ra phiền phức, quan liêu, kém hiệu quả hiện nay đối với nhân dân chính là các tổ chức, bộ máy ở địa phương.

Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh, cấp xã hoạt động theo hình thức tự quản, nhưng nay biên chế đang phình ra quá lớn. Mỗi xã có đến 27-45 người trong biên chế, làm tăng gánh nặng ngân sách.

Với số lượng biên chế này, mỗi năm ngân sách nhà nước phải chi đến 3.500-4.000 tỉ đồng. Vậy mà mới đây, một văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND của một tỉnh (Gia Lai - PV) còn bị phát hiện chi sai số tiền lớn, trong đó riêng tiền mua bia một năm đã hết... 2,6 tỉ đồng.

Sự thành lập các tổ chức, bộ máy quá cồng kềnh ở các địa phương đang làm cho nền kinh tế yếu kém, xã hội không được tốt, lòng dân không thuận.

Đại biểu HĐND các cấp cũng nên ít mà "tinh" và vì dân sẽ tốt hơn là quá đông và kém chất lượng như hiện nay.

Tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã cần thiết kế theo hướng tinh gọn.

Trong đó, cấp xã chỉ nên có khoảng 3-5 người hưởng lương ngân sách nhà nước, còn lại là hưởng từ quỹ của xã, phường và là các tình nguyện viên của xã hội, của cộng đồng tham gia quản lý như trước đây ta đã từng có.

Cần Thơ tinh giản biên chế chủ yếu theo... nguyện vọng

Đó là nhận định tại hội nghị "Đánh giá và quán triệt công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức" do UBND TP Cần Thơ tổ chức ngày 4-10.

Ông Trương Hồng Dự, phó giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, cho biết từ năm 2015 đến nay, Cần Thơ đã tinh giản được 131 công chức, viên chức, đạt 5,1% so với quy định (tới năm 2021 TP Cần Thơ phải tinh giản tối thiểu 2.529 công chức và viên chức).

Nguyên nhân của việc tinh giản biên chế ít so với yêu cầu là do tâm lý ngại va chạm, nể nang, muốn giữ ổn định tổ chức, biên chế của cơ quan; người đứng đầu đơn vị, tổ chức chưa thực hiện triệt để thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quyết định và thực hiện tinh giản biên chế...

Từ đó dẫn đến việc tinh giản biên chế là thụ động, giải quyết theo nguyện vọng cá nhân chứ không có sự quyết định của cơ quan quản lý. UBND TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương chưa thực hiện đủ chỉ tiêu tinh giản biên chế tối thiểu bình quân hằng năm phải thực hiện tinh giản "cộng dồn" cho những năm tiếp theo.

Ngoài ra phải chấm dứt ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giao); chấm dứt việc điều động, biệt phái viên chức từ các đơn vị sự nghiệp về làm nhiệm vụ tại cơ quan hành chính...

CHÍ QUỐC

cai cach tot bo may tiet kiem hang ngan ti dongnam Từ nay đến 2021, mỗi năm giảm 1,5-2% biên chế công chức cả nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua đã ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg nêu rõ, từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ, ngành, địa phương thực hiện ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.